Hoa Cúc Vàng – Ý nghĩa, Kỹ thuật trồng và chăm sóc từ A – Z

Hoa cúc vàng một loài hoa bình dị và đơn sơ đến lạ. Hình ảnh bông hoa cúc đã đi vào trong thơ ca của người dân Việt Nam. Cúc gần gũi, nhẹ nhàng và mang đến nhiều cảm xúc dành cho tâm hồn người thưởng thức. Vậy quý vị đã biết ý nghĩa của hoa cúc vàng là gì chưa? Nguồn gốc, đặc điểm cũng như cách trồng như nào? Hãy cùng Vườn Mặt Trời tìm hiểu chi tiế trong bài viết này nhé!

Hoa cúc vàng 
Hoa cúc vàng

Đặc điểm hoa cúc vàng

Hoa cúc vàng là loài cây có tên khoa học Chrysanthemum indicum L, nằm trong họ Cúc, có nguồn gốc, xuất xứ đến từ Nhật Bản và Trung Quốc. Hoa cúc là cây thân thảo sống lâu năm, chiều cao trung bình của nó từ 70 – 90cm. Thường cây được trồng phổ biến vào dịp lễ Tết tại Việt Nam và mang ý nghĩa biểu tượng đặc trưng sâu sắc.

Cây cúc vàng là loài hoa thân thảo nhỏ, nhiều đốt giòn và dễ gãy. Cây dạng bò hoặc đứng, thân cây có ống tiết ra nhựa mủ màu trắng, mạch thì có bản ngăn đơn. Lá hoa mọc so le nhau, hình đơn không thêm lá kèm, bản của mỗi chiếc lá xẻ thuỳ dạng lông chim. Lá cây màu xanh đậm, mặt bên dưới phiến lá có một lớp lông tơ mỏng, mặt trên nhẵn. Bình thường mỗi cây có từ 30 – 50 chiếc lá trong đúng chu kỳ sinh trưởng.

Hoa cúc vàng mọc ở trên đỉnh thân, bao gồm hai dạng lưỡng tính hoặc đơn tính. Một cuống sẽ phân nhánh tạo ra nhiều bông hoa màu vàng đặc trưng. Từng bông hoa có đường kính trung bình từ 3 – 7cm. Quả của cúc vàng nhỏ, bên trong chứa một hạt, phôi thẳng mà không có nhũ.

Có thể bạn quan tâm: Hoa Cúc Vạn Thọ – Ý nghĩa, Kỹ thuật trồng & Chăm sóc hoa

Hoa cúc vàng mọc ở trên đỉnh thân
Hoa cúc vàng mọc ở trên đỉnh thân

Ý nghĩa của cây cúc vàng

  • Đại diện cho sự cao quý

Hoa cúc vàng được mọi người xem là biểu tượng dành cho đế vương và sự cao sang dành cho tầng lớp quý tộc. Bông hoa đại diện cho sức mạnh, sự giàu sang và quyền quý. Vì thế hoa cúc vàng thường trồng ở trong nhà vào ngày lễ Tết, vào ngày đầu năm với mong muốn gia đình có được sự giàu sang.

Ngoài ra, màu vàng đặc trưng còn được xem là màu của quyền lực, cao sang về văn hóa phương Đông trong trang phục của vua chúa.

  • Gắn liền với sự hiếu thảo

Ý nghĩa hoa cúc vàng gắn chặt chẽ với sự tích của loài hoa. Bông hoa gắn với sự hiếu thảo của con cái dành cho cha mẹ khi vượt qua gian nan, khó khăn khi chữa bệnh. Chính vì vậy, hoa cúc vàng có ý nghĩa về sự hiếu thảo dành riêng cho cha mẹ.

  • Đem lại sự may mắn, tài lộc

Cúc vàng mang ý nghĩa phong thủy đem tới nhiều điều may mắn, tài lộc. Giúp con người xua đuổi tà ma, mang lại phúc khí cho gia đình. Đặc biệt, vào dịp lễ Tết, trồng khóm hoa cúc vàng trước cửa nhà giống như chiếc bình phong. Đem đến sự may mắn, xua đuổi đi ma tà và cầu mong mọi điều tốt đẹp cho một năm mới bắt đầu.

Cúc vàng mang ý nghĩa phong thủy 
Cúc vàng mang ý nghĩa phong thủy
  • Biểu tượng cho sự trường thọ

Ngoài các ý nghĩa biểu tượng ở bên trên, hoa cúc vàng còn xem là loài hoa tượng trưng cho sự trường thọ. Bắt nguồn từ sự tích tại nước Trung Quốc, khi nghe kể về thảo dược trên đảo Long Phi giúp con người trường sinh. Cho nên vua phái 24 chàng trai đi tìm kiếm, vượt qua bao nhiêu khó khăn, cuối cùng họ đã tìm được.

Lạ thay, ở trên đảo hoang chỉ có duy nhất giống hoa màu vàng sinh sống, nở nhiều bông hoa tươi tắn. Kể từ khi đó, cúc hoa vàng được xem là một biểu tượng dành cho sự trường thọ của cuộc sống.

Tác dụng của hoa trong y học

Ngoài có công dụng giúp trang trí nhà cửa hoặc ý nghĩa về phong thủy. Những bông hoa cúc vàng còn có tác dụng trong y học. Dưới đây là công dụng của cúc vàng không phải ai cũng biết rõ:

  • Giúp chữa mất ngủ: Cánh hoa cúc vàng giúp chữa mất ngủ hiệu quả. Quý vị có thể dùng trà hoa cúc hoặc là lấy hoa cúc sấy khô nấu với đường phèn. Cứ uống khoảng 2 lần trong ngày sẽ mang lại hiệu quả.
  • Điều trị kích ứng và chống viêm hiệu quả: Trong cánh hoa có chứa thêm hoạt chất bisabolol chống lại vi khuẩn và chống viêm rất hiệu quả. Bạn hãy dùng tinh dầu hay trà hoa cúc vàng.
Bông hoa gắn với lòng hiếu thảo của người con dành cho cha mẹ 
Bông hoa gắn với lòng hiếu thảo của người con dành cho cha mẹ
  • Giúp giảm ho và giải độc tố cho toàn bộ hệ hô hấp: Tinh dầu hoa cúc giúp quý vị giảm tình trạng cúm, nghẹt mũi, ho. Hoặc có thể áp dụng bài thuốc: bạc hà, hoa cúc vàng, lá dâu, viên kiều, cam thảo để sắc cùng với 400ml. Cho tới khi nước cạn còn khoảng tầm 200ml thì uống ngày 3 lần và trước bữa ăn.
  • Hỗ trợ điều trị căn bệnh ung thư: Trong cây hoa cúc vàng có chứa một thành phần tự nhiên là chất apigenin. Nó có công dụng ngăn ngừa sự phát triển và hình thành của những tế bào ung thư. Vì vậy loại hoa này thường được ứng dụng nhiều trong y học.

Có thể bạn quan tâm: Hoa Móng Cọp – Đặc điểm, Ý nghĩa và cách trồng hoa chi tiết

Cách trồng hoa cúc vàng

Giâm cành

Kỹ thuật trồng hoa cúc vàng bằng phương pháp giâm cành được nhiều người áp dụng. Vì thời gian cây ra hoa nhanh và giống mang những đặc tính nổi bật của cây mẹ. Để có thể nhân giống hoa cúc vàng thành công thì bạn hãy thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Chọn đất

Nên lựa chọn loại đất tơi xốp, nhiều mùn và có khả năng tự thoát nước tốt. Trước khi giâm cành, bạn nên xử lý đất trồng trước. Nhằm diệt nấm và vi khuẩn còn tồn đọng trong đất. Hãy sử dụng vôi rắc trước từ 5 tới 7 ngày hoặc dùng fomon, TMTD.

Loài hoa tượng trưng cho sự trường thọ
Loài hoa tượng trưng cho sự trường thọ
  • Thời vụ giâm

Hoa cúc vàng là loại cây gieo trồng được quanh năm. Nhưng để giúp cây phát triển và sinh trưởng tốt hơn,  bạn nên giâm cành vào đúng mùa xuân. Vì lúc này thời tiết đã ấm áp, độ ẩm tăng cao nên cành giâm sẽ hạn chế mất nước.

  • Chọn cành giâm

Nên chọn các cành giâm không sâu bệnh hại, lựa chọn ngọn bánh tẻ để thực hiện phương pháp giâm. Không nên lấy cành quá non hoặc là quá già, nếu như quá non thì cành cây sẽ mềm, dễ bị mất nước và thối. Còn nếu như cành quá già thì sẽ không đủ chất dinh dưỡng để đi nuôi cây con. Làm chậm quá trình phát triển và ra hoa nhỏ hơn.

  • Kỹ thuật giâm

Cành giâm cắt vát khoảng 30 độ, nhằm tăng diện tích tiếp xúc với đất. Để rễ ra nhanh chóng, hãy nhúng vào hỗn hợp dung dịch IBA kích thích sự mọc rễ. Sau đó đem đi giâm trên luống có mái che và hãy tưới nước cho cây. Khoảng từ 2 – 4 tuần cành giâm bắt đầu mọc rễ và tự phát triển.

Hoa thường được ứng dụng nhiều trong y học
Hoa thường được ứng dụng nhiều trong y học

Trồng bằng hạt

Ngoài phương pháp trồng hoa cúc vàng bằng cành thì quý vị có thể trồng bằng thao tác gieo hạt. Ưu điểm của phương pháp này là không nhiều kỹ thuật phức tạp. Nhưng lại cho số lượng cây giống cực lớn, đáp ứng đúng nhu cầu bạn cần. Để thực hiện thì hãy làm theo những bước sau đây:

  • Hạt giống nên lựa chọn hạt to, mẩy, đều không bị côn trùng diệt hại. Bạn mua hạt giống ở những cửa hàng uy tín, giúp đảm bảo chất lượng cho cây con mọc.
  • Hạt giống sau khi đã mua về thì mang ngâm trong nước ấm 7 – 10 giờ.
  • Đem hạt giống đi gieo, khi gieo xong thì rắc thêm lớp đất mỏng hoặc là mùn lên phía bên trên. Để giữ độ ẩm và đảm bảo côn trùng không không tấn công được.
  • Gieo xong hãy tưới nước và chăm sóc cẩn thận, đảm bảo đủ độ ẩm cho hạt giống khi nảy mầm. Sau khoảng 2 – 4 tuần cây sẽ tự nảy mầm.
Cánh hoa cúc vàng giúp chữa mất ngủ hiệu quả
Cánh hoa cúc vàng giúp chữa mất ngủ hiệu quả

Cách chăm sóc cây hoa cúc vàng

Hoa cúc vàng là loài cây dễ trồng và chăm sóc. Nhưng để có được một chậu hoa đẹp trong ngày Tết, bạn nên lưu ý về kỹ thuật chăm sóc dưới đây:

Tưới nước

Cúc vàng là loài cây ưa độ ẩm trung bình, tuy nhiên để cây ra hoa đẹp thì quý vị nên đảm bảo giữ ẩm trong cả quá trình sinh trưởng. Bạn hãy tưới nước cho cây trung bình từ 2 – 3 lần/tuần, nhưng tùy vào thời tiết mà có thể thay đổi. Vì là loài cây thân thảo nên hoa cúc vàng dễ bị úng nước và thối thân.

Bón phân

Ngoài lượng phân bón lót trước khi gieo trồng, bạn cần phải bổ sung thêm dinh dưỡng định kỳ trong quá trình cây phát triển. Quý vị có thể phân chia số lần bón thúc như sau:

  • Lần 1: Khi cây đã bén rễ, tiến hành thao tác bón phân cho cây.
  • Lần 2: 10 ngày hãy tưới đạm Ure và phân Clorua Kali pha loãng.
  • Lần 3: Khoảng tầm 25 ngày sau, bón NPK kết hợp với việc tưới nước.
  • Lần 4: Khoảng 40 ngày, bón phân chuồng cùng với phân lân.
Đảm bảo giữ ẩm cho cây trong quá trình sinh trưởng
Đảm bảo giữ ẩm cho cây trong quá trình sinh trưởng

Bấm ngọn, tỉa cành

Bấm ngọn và tỉa cành giúp cho cây hoa cúc vàng phân nhánh, tạo ra nhiều canh non hơn. Từ đó ra nhiều nụ bông mới. Thao tác bấm ngọn sau khoảng 15 – 20 ngày, 15 ngày có thể tiếp tục bấm lần 2. Nhằm cho cây phân nhánh và tạo được dáng thế như mong muốn.

Phòng ngừa sâu bệnh

Nếu việc chăm sóc không cẩn thận thì hoa cúc rất dễ bị sâu bệnh hại như: sương mai, nhện đỏ, bọ trĩ, sâu xanh…. Cách phòng ngừa nhanh chóng là bạn nên đảm bảo chăm sóc đúng quy trình và dùng thuốc bảo vệ thực vật phun cho cây.

Thu hoạch hoa

Trước khi thu hoạch hoa cúc vàng khoảng từ 7 – 10 ngày, hãy tưới dung dịch hỗn hợp phân lân và kali. Giúp giữ cho hoa được tươi lâu hơn. Trong thời gian thu hoạch, bạn nên cắt vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để hoa không héo và mất nước. Nên lựa chọn bông hoa nở 2/3 số cánh, cắt cách so với mặt đất khoảng 5 – 10cm. Lưu ý khi cắt xong, nên dốc ngược cành hoa xuống để đóa hoa đã nở không bị gãy.

Nên cắt hoa vào buổi sáng sớm
Nên cắt hoa vào buổi sáng sớm

Có thể bạn quan tâm: Hoa Ưu Đàm là gì? Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa loài hoa này

Trên đây, vuonmattroi.com đã chia sẻ với bạn đọc một số thông tin hữu ích về đặc điểm, cách trồng, ứng dụng và chăm sóc loài hoa cúc vàng. Hi vọng rằng sau bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn nhiều thông tin bổ ích. Còn điều gì băn khoăn hãy truy cập website của chúng tôi bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *