Ngoài công dụng trang trí cho cảnh qua sân vườn, tô điểm cho công viên thì cây xương cá cảnh còn được sử dụng để trị bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Vậy cây xương cá là loại cây gì? Đặc điểm của loại cây cảnh này như thế nào? Cách trồng và chăm sóc xương cá ra sao? Hãy cùng Vườn mặt trời tìm hiểu thêm về giống cây này qua bài viết sau.
Cây xương cá là gì?
Cây xương cá có tên khoa học là Euphorbia tirucalli, là một loài thực vật có hoa trong họ thầu dầu (Euphorbiaceae). Tuy theo từng vùng miền mà cây xương cá có nhiều tên gọi khác, như: cây kim dao, cây xương khô, san hô xanh, cây càng tôm, cây nọc rắn, cây quỳnh giao, cây giao,…
Cây xương khô có nguồn gốc từ châu Phi, Ả Rập và những khu vực có khí hậu nhiệt đới. Loại cây này khá dễ trồng, dễ chăm sóc nên được trồng ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước ta, hoặc thường được trồng hoang ở các vùng nông thôn tại Việt Nam.
Đặc điểm của cây xương cá
Đặc điểm hình dáng
Cây xương cá là loại cây thuộc họ xương rồng, nhưng không có gai, có chiều cao trung bình từ 1 – 2m. Thân gồm nhiều đoạn nhỏ và có đường kính bằng cây đũa, có tua ở mọi phía và mỗi nhánh có chiều dài khác nhau. Lá xương cá nhỏ, hẹp và thường rụng sớm nên chỉ còn trơ cành và nhánh.
Cành cây xương khô là nét đặc trưng của giống cây này bởi hình dạng trông như sợi chổi. Đặc điểm này xuất hiện ở hầu hết các loài xương cá như, cây xương cá rừng, xương cá thân gỗ,.. Hoa xương cá thường mọc thành từng chùm nhỏ, mỗi hoa có 5 tuyến, đầu nhụy có 3 vòi chẻ, có nhiều nhị. Hoa thường nở vào tháng 9 đến tháng 12.
Quả nang xương cá gồm 3 phần với đường kính 12mm, thường phủ một lớp lông mỏng dễ nhìn thấy. Hạt xương cá có hình bầu dục, trơn nhẵn, có màu nâu đậm với một dòng màu trắng quanh núm nhỏ.
Đặc điểm sinh trưởng
Cây xương khô có thể sống trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau, từ đồi cỏ, vách núi, mặt đá, bờ sông cho đến những vùng có địa chất thiên thạch, sa mạc,… Chúng sinh trưởng và phát triển nhanh, cũng giống như xương rồng chúng chịu được khô hạn, nhiệt độ cao. Tuy nhiên, cây dễ bị thối rễ, úng thân và có khả năng thoát nước kém.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cây Phỉ Thúy – Đặc điểm, cách chăm sóc & địa chỉ mua uy tín
Ý nghĩa cây xương cá
Cây xương khô thể hiện sự chính trực và tính cách mạnh mẽ trong các mối quan hệ, luôn kiên cường, ngay thẳng và không ngần ngại trước gian khô. Nếu trồng cây xương khô trong nhà sẽ mang lại nhiều sức khỏe, tài lộc và thịnh vượng cho người trồng.
Tác dụng của cây xương cá
Trong y học
Cây xương cá trị bệnh gì? Trong y học, cây xương khô được biết đến với công dụng chính là chữa bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Theo thống kê, hiện nay có hơn 90% bệnh nhân được chữa khỏi bằng phương pháp này, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được chữa khỏi.
Trong y học dân gian Trung Quốc, cây xương khô còn được dùng để chữa các bệnh ngoài da, như: nấm, trị mụn, viêm tay và bàn chân,… Nước nhựa cây có tác dụng chữa các bệnh về đường hô hấp như ho, hen suyễn, đau tai.
Cành xương cá được dùng làm thuốc chữa táo bón, đầy bụng, khó tiêu và liệt dương. Rễ được dùng để chữa các bệnh ngoài da như lở loét, tưa lưỡi và trĩ. Trong khi đó, theo nghiên cứu mới đây, cây xương khô có hoạt chất đẩy lùi khối u và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào gây ung thư trong cơ thể người.
Trong cuộc sống
Ngoài chữa bệnh, cây xương cá có tác dụng gì? Trên thực tế, cây xương khô còn được trồng để làm hàng rào xung quanh nhà ở, vườn ao, trang trại,… để chống các loại côn trùng như muỗi, sâu bọ. Nhờ có đặc điểm là không bị sâu bọ tấn công nên cây xương khô cũng thường được dùng để làm cột chống mái, trang trí sân vườn và nhà cửa.
Cây xương khô có độc không?
Mặc dù chưa có tài liệu nào nói về vấn đề cây xương khô có độc, tuy nhiên bạn cần chú ý những điều sau khi dùng cây xương khô chữa bệnh:
- Nhựa cây có thể độc, nếu dính vào mắt có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.
- Ở một số làn da nhạy cảm, việc sử dụng mủ xương cá có thể gây kích ứng da nghiêm trọng (phồng rộp, nổi mẩn đỏ, mụn nước…).
- Thuốc có trong cây xương khô cũng có thể gây bỏng rát cổ họng, lưỡi, niêm mạc miệng, loét dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, v.v.
- Có thể tương tác với thuốc giảm ho và gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
- Cây xương khô là thảo dược có độc tính rất mạnh. Để tránh những tác dụng phụ ngoài mong muốn bạn chỉ nên sử dụng nếu được chỉ định hướng dẫn từ bác sĩ.
Cách trồng cây xương cá
Đất trồng
Đối với cây xương khô, không nhất thiết phải chọn loại đất có dinh dưỡng cao mà cần chú ý đến khả năng thoát nước và độ ẩm trong cơ chế của đất. Đặc biệt cây xương khô không nên trồng ở những nơi đất phèn, chua, độ pH thích hợp nên từ 6 – 7 độ.
Chọn giống
Cây xương khô thường được nhân giống bằng cách giâm cành, nên chọn những cành sinh trưởng tốt, to khỏe, không bị sâu bệnh để cây sinh trưởng tốt nhất.
Cách thực hiện
Cắt cành xương cá cẩn thận bằng dao sắc, chiều dài mỗi cây trên 3 – 4 đốt ngón tay. Tránh để chồi bị dập, nát hoặc đứt lìa, như vậy cây sẽ không mọc và bén rễ được mà khi trồng sẽ bị thối rễ. Sau khi cắt cành từ cây mẹ phải đợi cho đến khi cành cây khô hẳn rồi mới trồng vào đất.
Trong thời gian đợi khô mủ, bạn có thể cho cây con vào chỗ mát khoảng 2 ngày. Sau đó tiếp tục giâm cành đã cắt vào đất trồng ẩm khoảng 20 cm. Sau khi trồng xong cần tưới nước để cây thích nghi với môi trường mới cũng như phục hồi vết cắt.
Cách chăm sóc cây xương cá
Bón phân
Trên thực tế, cây xương khô có thể sống ở các vách đá, sa mạc,… nên cây không cần bón nhiều, hoặc không cần bón. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt hơn và chất lượng tốt hơn thì bạn nên bón thêm phân hữu cơ cho cây mỗi tháng một lần để cây có nhiều khoáng chất và dinh dưỡng phát triển mạnh hơn. Ngoài ra định kỳ 3 tháng 1 lần, vào những ngày mưa nhẹ có thể rắc thêm một ít phân đạm hoặc phân NPK (16-16-8) quanh gốc.
Tưới nước
Đối với họ xương rồng, bên trong thân cây đã chứa rất nhiều nước nên bạn cần chú ý trong quá trình tưới nước cho cây. Giai đoạn mới trồng nên tưới mỗi ngày 1 lần, tốt nhất là vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh tưới vào buổi trưa sẽ gây hiện tượng hầm cây. Sau khi cây mọc rễ, thân, cành nên giảm lượng nước tưới, cứ 3 ngày tưới 1 lần, chú ý lượng nước tưới phù hợp, không nên tưới quá nhiều dễ gây úng rễ cây, thối gốc.
Làm cỏ thường xuyên
Để cây phát triển tốt nhất, bạn cũng rất cần làm cỏ xung quanh gốc, làm cỏ thường xuyên 2 tháng/ lần, vun xới quanh gốc giúp cây tập trung chất dinh dưỡng và ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh.
Cắt tỉa thường xuyên
Nên thường xuyên cắt tỉa cành chết, già, khô, dài hoặc bị bệnh định kỳ 4 tháng/ lần để tránh sâu bệnh xâm nhập và tạo tính mỹ quang cũng như khống chế chiều cao của cây.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây
- Bệnh thối rễ
Bệnh này thường xuất phát từ cách chăm sóc, đặc biệt là quá trình cho cây quá nhiều nước dẫn đến cây thừa nước, thoát nước kém, đọng nước, thối rễ. Cách phòng ngừa bệnh thối rễ khá đơn giản, bạn chỉ cần chú ý quan sát tình trạng của cây, sau đó điều chỉnh lượng nước sao cho phù hợp là được. Đồng thời, bạn cũng cần lưu ý đến cơ chế thoát nước của cây luôn kịp thời.
- Bệnh rầy, rệp
Cây xương khô mặc dù không bị sâu đục thân gây hại nhưng vẫn thường xuyên bị rầy, rệp phá hoại, nguyên nhân chủ yếu là do độ ẩm và môi trường trồng cây. Để phòng ngừa bệnh rệp, rầy tấn công cây xương khô, bạn cần chú ý chăm sóc cây đúng cách, ngoài ra khi phát hiện bệnh cần cắt bỏ phần bị rệp gây hại.
Giá thành cây xương khô bao nhiêu tiền?
Trên thị trường hiện nay, giá cây xương khô giao động từ vài trăm cho đến vài triệu một cây, tùy vào kích thước và địa chỉ cung cấp. Theo đó, bạn có thể tham khảo mức giá bạn cây xương khô dưới đây:
- Với những chậu cây xương khô giống, kích thước nhỏ giá thành dao động từ 150.000 đến 250.000 đồng/ cây.
- Với những chậu cây xương khô đẹp, có tuổi thọ lâu đời thì giá thành dao động từ 2 – 5 triệu đồng/ cây, thậm chí có thể lên đến hàng chục triệu đồng 1 cây.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cây Thanh Tú – Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc từ A – Z
Cây xương cá bán ở đâu chất lượng, giá rẻ tại Hà Nội?
Cây xương cá mua ở đâu uy tín là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi đang có nhu cầu tìm mua loại cây này. Cây xương khô nói riêng và cây cảnh nói chung, ngoài công dụng làm đẹp, trang trí nhà cửa, sân vườn thì còn mang lại nhiều ý nghĩa tốt lành trong phong thủy. Vườn mặt trời là một trong địa chỉ cung cấp cây cảnh không còn gì xa lạ đối với những người đam mê cây tại Hà Nội.
Đến với Vườn mặt trời, bạn sẽ được cung cấp những cây xương cá bonsai đẹp mắt, chất lượng, độc lạ với giá thành cực rẻ. Bên cạnh đó, bạn còn được đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm hỗ trợ lựa chọn giống cây phù hợp với nhu cầu và được hướng dẫn cách chăm sóc cây xương khô đúng kỹ thuật.
Hãy liên hệ đến Vườn mặt trời qua hotline: 0963999594 hoặc website: https://vuonmattroi.com/ nếu bạn muốn mua các loại cây cảnh, đặc biệt là cây xương khô đẹp.
Trên đây, Vườn Mặt Trời đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây xương cá. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích về loài cây thảo dược này.
Review Cây Xương Cá (Cây Giao)
Chưa có đánh giá nào.