Cây hoa lồng đèn được rất nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp độc đáo. Mỗi bông hoa có hình dạng giống như chiếc đèn lồng rủ xuống vô cùng quyến rũ và lạ mắt. Vẻ đẹp của hoa có sức cuốn hút với tất cả mọi người. Cùng Vườn Mặt Trời khám phá những điểm độc đáo của loài hoa này cũng như cách trồng và chăm sóc chúng.
Nguồn gốc của cây hoa lồng đèn
Cây hoa đèn lồng có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Chúng mọc hoang dã rất nhiều trên dãy núi Andes. Cây có tên tiếng Anh là “Fuchsias”. Bên cạnh đó hoa lồng đèn cũng có nhiều tên gọi rất độc đáo khác như: bông hoa đăng, áo dạ hội, hoa bông tai công nương, phu nhân sành điệu, hoa vân anh.
Cây hoa lồng đèn có chiều cao khoảng 30-80cm. Tán của chúng rộng khoảng 30-60cm. Hiện nay, cây được nhiều gia đình lựa chọn để trong trong vườn, trong sân, trong chậu,…Với nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, hồng, trắng, tím,…loài hoa này thu hút mọi ánh nhìn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cây Đô La Bạc (Silver Dollar) có tác dụng gì? Cách trồng & giá bán
Đặc điểm của cây hoa lồng đèn
Hoa đèn lồng có 2 loại cây trồng ở dạng bụi và dạng dây leo. Với loại cây ở dạng thân bụi thì chiều cao của cây khoảng 40cm-100cm. Tuy nhiên nếu được trồng và chăm sóc tốt trong điều kiện thích hợp thì cây có thể cao tới 2m. Với giống cây đèn lồng dây leo, chúng phân thành nhiều nhánh và có thể leo cao từ 1m-3m.
Cây lồng đèn khi còn nhỏ thân sẽ có màu xanh. Khi cây trưởng thành và cứng cáp, thân cây sẽ chuyển dần sang màu đỏ.
Hoa lồng đèn khi nở rộ có màu sắc rất đa dạng. Màu của chúng từ đỏ, vàng, hồng, trắng cho đến xanh tím. Hình dạng của bông hoa giống như những chiếc đèn lồng xinh xắn, lung linh buông rủ trong các dịp lễ hội.
Đặc điểm của cây hoa đèn lồng là hoa mọc ra từ nách lá. Vì thế vào mỗi mùa hoa nở rộ, những bông hoa mọc ra rất nhiều và đua nhau khoe sắc. Với vẻ đẹp mê hồn như vậy, cây đèn lồng được nhiều người yêu thích trồng làm cây cảnh trong vườn, trong sân, trong chậu,….
Một số loại hoa đèn lồng phổ biến
Hoa Fuchsia có rất nhiều loại. Hiện nay có khoảng hơn 100 loài khác nhau. Hình dáng bên ngoài của chúng rất độc đáo và ấn tượng. Giống hoa đèn lồng Fuchsia Gracilis nguồn gốc từ Mexico là loại hoa cánh đơn, kích thước khá nhỏ và có màu đỏ hồng. Ở Việt Nam, giống hoa này được gọi là tiểu hoa đăng. Giống Fuchsia Macrostemma lại có màu hồng, hoa mọc kép nên thường được gọi là hoa đăng kép.
Nhìn chung rất khó để liệt kê từng giống hoa đèn lồng. Tuy nhiên có thể phân loại chúng thành 4 loại phổ biến như sau:
- Hoa lồng đèn Swingtime: Giống hoa này có đặc điểm nổi bật là những bông hoa kéo dài. Hoa cánh kép và có màu trắng. Các lá đài bên ngoài của hoa có màu đỏ tươi.
- Hoa lồng đèn Army Nurse: Giống cây này mọc bụi, thẳng đứng. Hoa có cánh màu tím. Chúng có các lá đài đỏ bao quanh. Giống cây này thích hợp trồng trong chậu hoặc ngoài vườn.
- Hoa lồng đèn Rapunzel: Loài cây hoa đăng này lại có đặc điểm khác biệt một chút. Hoa của chúng có màu tím trong khi đó đài hoa có màu trắng hồng. Cây có thể cao tới 70cm nếu được trồng trong điều kiện sinh trưởng tốt.
- Cây hoa lồng đèn Phyllis: Giống hoa đèn lồng này cuốn hút bởi những bông hoa màu đỏ đậm, nhỏ nhắn, xinh xắn. Bông hoa có lá đài màu hồng hoặc đỏ nhạt vô cùng cuốn hút.
Ý nghĩa của hoa lồng đèn
Trong thế giới các loài hoa, mỗi loài đều tượng trưng cho ý nghĩa riêng biệt. Hoa đèn lồng có vẻ đẹp đơn giản, nhẹ nhàng nhưng vẫn thu hút mọi ánh nhìn bởi màu sắc rực rỡ và đầy cảm xúc.
Không chỉ có hoa hồng, lan hồ điệp mới tượng trưng cho tình yêu. Hoa lồng đèn cũng tượng trưng cho tình yêu lãng mạn với những cung bậc cảm xúc đầy thăng hoa. Từ một tình yêu trong trắng và dần được vun đắp hâm nóng, trở nên mãnh liệt như màu đỏ rực. Sau đó là chuyển sang trạng thái dịu dàng, sâu lắng với màu tím biếc.
Không chỉ vậy, vẻ đẹp độc đáo của cây hoa đèn lồng còn tượng trưng cho những ý tưởng đặc sắc trong nghệ thuật. Chính vì thế hoa đèn lồng được nhiều nhà thiết kế, họa sẽ trang trí trong phòng làm việc để kích thích những ý tưởng thăng hoa, sáng tạo. Nhờ đó mang đến những công trình, những tác phẩm để đời.
Hoa đèn lồng tuy nhỏ bé nhưng luôn khiến nhiều người quan tâm, thích thú. Ẩn chứa trong loài hoa này là chân lý sống đơn giản. Đó là niềm vui, sự vui sống có thể tiềm ẩn trong những điều nhỏ bé, giản dị. Bạn chỉ cần chú tâm một chút thì niềm vui đó sẽ hiện diện ngay ở bên bạn.
Cách nhân giống hoa lồng đèn
Hoa đèn lồng có thể mọc theo dạng cây bụi hoặc dạng thân leo. Nếu bạn biết cách chăm sóc phù hợp với điều kiện sinh trưởng thì cây sẽ phát triển tươi tốt và hoa nở quanh năm. Dưới đây là kỹ thuật nhân giống loài cây này mà bạn có thể tham khảo:
Thời điểm trồng cây
Đặc điểm khí hậu của nước ta rất đa dạng. Mỗi vùng miền lại có kiểu thời tiết và khí hậu khác nhau. Với những nơi có thời tiết mát mẻ như Sapa, Đà Lạt, Mộc Châu,…bạn có thể trồng cây đèn lồng quanh năm. Còn với những nơi có nhiệt độ lớn hơn 30 độ C thì khi trồng cần có biện pháp che nắng cho cây. Các tỉnh thành ở miền Bắc chúng ta nên trồng loài cây này từ khoảng tháng 8 đến tháng tư năm sau. Đây là khoảng thời gian có thời tiết mát mẻ, thuận lợi cho sự phát triển của cây.
Chọn giống hoa lồng đèn
Phương pháp nhân giống phổ biến của cây đèn lồng là giâm cành. Khi chọn giống, bạn nên chọn những khóm cây khỏe mạnh, phát triển tốt. Chú ý chọn vị trí gần gốc sẽ giúp cây sinh trưởng tốt hơn. Khi lấy cành giâm, bạn nên dùng kéo thật bén để cắt cành. Điều này sẽ giúp cho vết cắt dứt khoát không bị xước và không ảnh hưởng đến chất lượng cành giâm.
Cắt hom cành nên có độ dài từ 8-15cm. Cành giâm nên có 2-3 cặp lá trưởng thành. Sau khi cắt cành, bạn nên cắm chúng vào môi trường ráo nước với độ pH từ 6- 6,5. Khoảng 3 tuần thì cành giâm sẽ mọc rễ và bắt đầu có sự phát triển. Khi cây đang trong quá trình mọc rễ bạn nên giữ ở môi trường nhiệt độ 20-25 độ C. Ngoài khoảng nhiệt độ này cây sẽ phát triển kém hơn.
Lựa chọn chậu và xử lý đất trồng cây
Để trồng cây hoa lồng đèn, bạn có thể chọn chậu sành, chậu sứ, hoặc chậu nhựa,…Loại chậu phù hợp nhất là chậu treo với đường kính 20cm đến 30cm. Dù lựa chọn bất cứ loại chậu nào thì chậu cần đảm bảo khả năng thoát nước tốt.
Bạn cần biết rằng, rễ cây hoa đèn lồng khá mỏng, sức đâm của chúng không lớn. Bởi vậy, khi trồng cây cần lựa chọn loại đất có độ tơi xốp để rễ cây phát triển tốt hơn.
Để xử lý đất, bạn cần tiến hành trộn đất với các loại phân hữu cơ như phân trùn quế, phân bò hoặc phân gà. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm vỏ trấu, xơ dừa, mùn hữu cơ,…Khi trộn các hỗn hợp này bạn cần trộn nhào thật kỹ. Bạn cũng cần bón lót với vôi và phơi nắng 2-3 ngày để loại bỏ các mầm bệnh trong đất. Sau đó mới sử dụng đất này để trồng cây.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cây Điệp Vàng – Đặc điểm, công dụng và cách chăm sóc từ A-Z
Hướng dẫn chăm sóc cây hoa đèn lồng ra hoa đẹp mê hồn
Cây đèn lồng mặc dù đòi hỏi khá khắt khe về nhiệt độ, độ ẩm thế nhưng chúng vẫn là loài cây khá dễ trồng. Dưới đây là một số lưu ý trong cách trồng và chăm sóc cây hoa lồng đèn.
Nước tưới và độ ẩm
Cây hoa lồng đèn là loài cây khá háo nước. Chúng cần được duy trì độ ẩm thường xuyên để có thể phát triển tốt nhất. Độ ẩm lý tưởng cho loài cây này là 60-70%. Nếu thấy môi trường trồng cây bị khô thì cần bổ sung nước ngay để cây không bị héo. Tuy nhiên nếu bị ngập nước thì cần có biện pháp thoát nước để đất được thông thoáng.
Cây lồng đèn khi mới trồng không cần quá nhiều nước. Tuy nhiên độ ẩm luôn cần được duy trì để rễ có thể phát triển. Mỗi ngày bạn nên tưới nước nhẹ từ 2-3 lần. Sau khi trồng được khoảng 20-35 ngày cây đã ổn định, ra nhiều nhánh thì mỗi ngày tưới 2 lần. Lượng nước tưới nhiều hơn. Nhìn chung việc tưới nước cho cây lồng đèn cần căn cứ vào điều kiện thời tiết. Nếu trời mưa thì không nên tưới quá nhiều, không tưới đẫm, tưới ngập khiến cây bị thối gốc, thối lá.
Thời điểm tốt nhất để tưới nước cho cây là vào sáng sớm hoặc chiều tối khi mặt trời đã lặn. Tránh tưới nước vào lúc trời nắng khiến cây bị sốc nhiệt và chết.
Bón phân cho cây lồng đèn
Khả năng sinh trưởng của cây hoa đèn lồng rất mạnh. Chúng ra hoa liên tục trong thời gian dài. Bởi vậy bạn cần bổ sung nhiều dinh dưỡng cho cây. Tuy nhiên khi bón phân cần pha loãng và tưới đều đặn cho cây.
Khoảng 15 đến 20 ngày sau khi trồng thì cây bén rễ, phát triển và ra nhánh mới. Lúc này bạn nên sử dụng các loại phân hữu cơ, phân chuyên dụng cho hoa. Giai đoạn này bạn nên bón phân định kỳ 14 ngày/ lần. Liều lượng bón phân nên giảm một nửa so với khuyến cáo trên bao bì của nhà sản xuất.
Khi cây bắt đầu nhú hoa thì tăng số lần bón phân lên. 7-10 ngày bạn nên tưới phân 1 lần. Sau khi tưới phân nên tưới nhẹ lại bằng nước sạch để giữ ẩm cho cây đồng thời giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra cần chú ý tưới phân vào lúc chiều mát để tránh làm cây chết vì sót phân.
Phòng chống sâu bệnh cho cây
Cây hoa đèn lồng dễ gặp phải một số loại sâu bệnh như rệp ăn lá. Để tránh tình trạng sâu bệnh, bạn nên vệ sinh thật sạch sẽ khu vực trồng cây. Định kỳ phun thuốc để diệt loại sâu bệnh này.
Bạn đã thấy vẻ đẹp tuyệt vời của cây hoa lồng đèn. Sự hiện diện của loài hoa này sẽ giúp không gian sống của bạn tươi đẹp và tràn đầy sức sống. Hãy liên hệ với Vườn Mặt Trời theo số điện thoại 0963999594 để lựa chọn cây giống đẹp nhất. Bạn sẽ được tư vấn kỹ hơn về cách trồng và chăm sóc loài cây này.
Review Cây Hoa Lồng Đèn
Chưa có đánh giá nào.