Hoa Thược Dược – Đặc điểm, Ý nghĩa, Cách trồng và Chăm sóc

Hoa Thược Dược từng ngự trị vị trí á khôi trong các loại hoa đẹp nhất khi dịp tết đến. “Nhất Lay Ơn, nhì Thược Dược” đó là câu nói trứ danh truyền lại qua rất nhiều thế hệ. Vậy loại hoa này có gì đặc biệt? Cách trồng và chăm sóc ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Hoa Thược Dược
Hoa Thược Dược

Đặc điểm hoa Thược Dược

Hoa Thược Dược gắn liền với tên gọi Dahlia trong khoa học. Xuất xứ của hoa đến từ vùng đất Mexico. Ở đây chúng được mệnh danh là quốc hoa. 

Cây hoa thuộc họ Cúc, chi thực vật. Cây hoa sinh trưởng từ củ giống khi xuân đến. Điểm đặc biệt ở loại hoa này đó là có thể thích nghi trong mọi điều kiện hoàn cảnh khí hậu khác nhau.

Màu sắc của hoa vô cùng phong phú: tím, đỏ, xanh, vàng, trắng… Đường kính mỗi bông hoa tầm 8-10cm. Trong khi đó, kích thước của nụ là 2-3 cm. Mỗi cây hoa có thể đạt độ cao trung bình từ 0.5 – 1m. Cùng với khoa học nghiên cứu hiện đại, giống hoa được lai tạo hiện nay chỉ có chiều cao 30 cm mà thôi.

Một số giống hoa phổ biến:

  • Giống Thược Dược lùn
  • Giống Thược Dược trung
  • Giống Thược Dược cao
  • Loại Thược Dược xương rồng Dahlia Caetus
  • Thược Dược cánh dẹt
  • Thược Dược lai Dahlia Hybisty.
  • Thược Dược loại tổ ong Dahlia Ponyron.

Có thể bạn quan tâm: Hoa Hoàng Anh – Đặc điểm, Ý nghĩa & Cách trồng hoa từ A – Z

Ý nghĩa hoa Thược Dược

Thược Dược sở hữu vẻ đẹp quý phái, sang trọng và rực rỡ muôn sắc màu. Mỗi bông hoa khiến người nhìn bị lôi cuốn khó rời mắt. Trên thế giới, bông Thược Dược được rất nhiều người yêu thích. Thậm chí chúng được tôn vinh là nữ hoàng của mùa thu.

Ý nghĩa Thược Dược trong ngày tết
Ý nghĩa Thược Dược trong ngày tết

Ý nghĩa hoa Thược Dược ngày tết

Mỗi dịp tết đến, trong mỗi hộ gia đình hầu như không thể vắng bóng những bông Thược Dược. Trong ý nghĩa phong thủy, hoa Thược Dược được xem là biểu tượng của sự tốt lành và hạnh phúc. Nếu xét ở góc độ truyền thống Thược Dược được tôn vinh là “hoa Tướng”. Hoa đem lại thành công giúp gia chủ và các thành viên trong gia đình làm ăn phát đạt, công danh rạng ngời.

Ý nghĩa của Thược Dược theo màu sắc

Mỗi bông Thược Dược mang màu sắc khác nhau sẽ tượng trưng cho ý nghĩa riêng biệt. 

  • Thược Dược đỏ: Biểu tượng của tình yêu lãng mạn, cuồng nhiệt và ngọt ngào. Với tuổi trẻ, hoa thể hiện sự mạnh mẽ, niềm đam mê đầy nhiệt huyết. 
  • Thược Dược trắng: Biểu tượng của sự trong sáng, tinh khôi và thùy mị của người phụ nữ.
  • Thược Dược vàng: Thể hiện sự sang trọng, mang ý nghĩa về sự thịnh vượng, phú quý, sung túc. Đối với các cặp yêu nhau, hoa mang hàm ý về một hạnh phúc ngập tràn.
  • Thược Dược tím: Thể hiện sự chung thủy son sắt không đổi thay của tình vợ chồng.
  • Thược Dược xanh: Thể hiện niềm hy vọng, mong muốn điều tốt đẹp nhất dành cho người trồng chúng. 
Thược Dược nở rộ vào mùa thu
Thược Dược nở rộ vào mùa thu

Có thể bạn quan tâm: Hoa Sử Quân Tử (Hoa Giun) – Ý nghĩa, Cách trồng & Chăm sóc

Hoa Thược Dược nở vào mùa nào?

Với nhiều bạn sẽ thắc mắc “hoa Thược Dược nở vào mùa nào?” Thực tế, hoa trong tự nhiên sẽ khoe sắc khi bước vào tháng 6 – tháng 9 của năm. Loài hoa này rất “e dè” với cái nắng gắt mùa hè và cái lạnh mùa đông. Chúng chỉ ưa thích sự mát mẻ và dịu dàng của mùa thu.

Một cảm giác sẽ tuyệt vời khi bạn có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp đa sắc màu của Thược Dược trong thời tiết trong xanh, mát mẻ của mùa thu. Trong điều kiện được chăm sóc tỉ mỉ và chu đáo, hoa sẽ luôn tỏa sáng vào tháng 9 cho tới tháng 4 năm sau.

Ngày này bằng sự tiến bộ của khoa học nghiên cứu, con người đã có thể biến Thược Dược trở thành nữ hoàng trong ngày tết. Hoa đúng là món quà quý giá mà con người có được khi tết đến – Một loại hoa tết đẹp ngây ngất và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Cây hoa khi được trồng ở chậu sẽ tươi nở rộ với tuổi thọ lên đến 1 tháng. Bởi vậy, chúng được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng chưng bày, trang trí không gian sống khi tết đến xuân về.

Hoa Thược Dược trồng vào tháng mấy?

Bước vào cuối đông – đầu xuân, mọi người tiến hành gieo trồng Thược Dược. Đây là lúc cây hoa được sinh trưởng tốt nhất với khí trời cuối mùa lạnh, đầu mùa ấm. Cây có nhiều điều kiện thuận lợi sinh sôi các chồi non. Hoa mọc thuận lợi và dễ dàng. 

Ở đồng bằng Bắc Bộ, cây hoa Thược Dược sẽ được trồng vào tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Còn với Đà Lạt, hoa được trồng quanh năm. Vì vậy mọi người có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chúng bất cứ thời gian nào.

Thược Dược ưa thời tiết mát mẻ
Thược Dược ưa thời tiết mát mẻ

Cách trồng hoa Thược Dược

Nắm rõ về thời gian trồng hoa Thược Dược là một khâu quan trọng không thể bỏ qua. Đồng thời bạn cũng cần hiểu rõ điều kiện cũng như kỹ thuật trồng loại hoa đẹp kiêu kỳ này.

Điều kiện trồng Thược Dược

Nhìn chung, Thược Dược có khả năng thích nghi cao với mọi điều kiện khí hậu. Đặc biệt củ của cây hoa có sở hữu “thời gian ngủ”. Vì lý do này, bạn vẫn có thể trồng hoa trong điều kiện khí hậu ôn đới lạnh giá.

Cây hoa rất thích nơi có ánh sáng nhưng tránh nắng chiếu trực tiếp. Cây ưa thời tiết mát mẻ, rất thích hợp phát triển ở vị trí nửa bóng râm và nửa sáng. Xét về độ chịu rét và chịu hạn, cây hoàn toàn đáp ứng được tiêu chí này. 

Thời điểm trước khi trồng, bạn cần bổ sung phân chuồng hoai mục kết hợp phân bột xương.

Kỹ thuật nhân giống hoa

Thược Dược có thể nhân giống bằng 4 phương pháp. Cụ thể như sau:

Nhân giống bằng hạt

Khâu chọn giống rất quan trọng. Bạn cần đặc biệt lưu ý chỉ mua giống chuẩn và chất lượng nếu muốn hoa đẹp và rộ.

Quá trình gieo hạt kéo dài trong khoảng thời gian 100-120 ngày. Hạt sau 1 tuần sẽ nảy mầm. Trong điều kiện thời tiết lạnh, cây cần 10 ngày mới ra mầm. Sau 20-25 ngày, bạn có thể bứng cây ra trồng. Cách làm này ít khi được áp dụng trong dân.

Nhân giống bằng củ

Sau tết, bạn sẽ cắt hoa giữ lại cây để chăm sóc tốt trong khoảng thời gian gần tháng. Lúc này củ ở dưới sẽ già và to có thể sử dụng nhân giống.

Củ khi thu gom cần tiến hành tỉ mỉ, tránh gây xước, để ráo và bảo quản. Nơi bảo quản cần thoáng, không ẩm ướt, sạch.

Khi trồng bằng củ, bạn sẽ tiến hành qua 2 giai đoạn:

  • Giâm củ để chồi được mọc.
  • Tách chồi giâm mục đích nhân thêm cây con. Sau khoảng gần tháng bạn sẽ tách 1 đợt, đọt non rồi giâm lại.  Trung bình 1 củ có thể thu hoạch 50 mầm non trong suốt vụ mùa. 

Củ cần có mắt lá mới cho ra mầm được, nếu không chúng chỉ có thể cho ra rễ. Vì vậy bạn cần đặc biệt lưu ý điều này.

Giâm cành

Hầu hết bà con sẽ áp dụng cách giâm cành vì chúng không đòi hỏi kỹ thuật quá cao. Cách trồng hoa Thược Dược này được nhiều người ứng dụng. Quy trình bao gồm một số bước sau:

  • Chuẩn bị vườn cho cây mẹ: Cây mẹ cần đáp ứng tiêu chí chất lượng tốt, không bị sâu bệnh xâm hại. 
  • Chuẩn bị giai đoạn giâm cành: Chỉ chọn cành giâm bánh tẻ, khỏe mạnh, chiều dài khoảng 6-8cm, không quá già cũng không quá non. Cành có 3 đến 4 lá mọc xanh tốt. 
  • Xử lý cành giâm: Nên cắt cành giâm vào lúc sáng sớm. Ngay sau khi cắt, cành giâm cần được mang đi xử lý ngay tránh bị héo. Bạn sẽ dùng một vài chất kích thích sinh trưởng để giâm cành, kích thích chúng ra rễ.
  • Giâm cành: Cành được cắm trong đất ở độ sâu 1.5 đến 2 cm. Cành có thể được giâm khô hoặc giâm ướt. Tùy vào điều kiện mà bạn thực hiện. Rễ cành sẽ mọc ra trong vòng 10-15 ngày nếu thời tiết lạnh hoặc nóng. Trong điều kiện thời tiết mát mẻ, rễ mọc ra chỉ trong 1 tuần. 

Nuôi cấy mô tế bào

Quá trình nuôi cấy mô được tuân thủ theo một quy trình nghiêm ngặt:

  • Tiến hành khử trùng một số vật liệu: ngọn và mầm
  • Tái sinh chồi
  • Nhân nhanh các cụm chồi mục đích giúp tạo ra những cây hoa hoàn chỉnh
  • Thực hiện trồng cây hoa ra vườn sản xuất

Cách làm này đòi hỏi bạn cần có trình độ chuyên sâu và điều kiện kỹ thuật tân tiến. Với bà con sẽ thường không sử dụng cách nhân giống này để thực hiện.

Cây phát triển tốt trong đất trồng hơi chua
Cây phát triển tốt trong đất trồng hơi chua

Chăm sóc hoa Thược Dược

Đất trồng hoa Thược Dược cần đảm bảo độ pH ở khoảng 6.5 đến 7. Điều này có nghĩa là cây ưa đất hơi chua và nhiều dưỡng chất.

Cây cần được tắm nắng mỗi ngày khoảng 6-8 tiếng để giúp cây hoa sinh trưởng tốt nhất. Sau khoảng thời gian này, bạn cần đảm bảo cây ở vị trí thoáng mà mát, tránh gió lùa.

Ở giai đoạn củ ra cây, bạn cần tránh tưới quá nhiều nước gây úng thối củ. Khi cây đã mọc cao rồi, bạn duy trì tưới định kỳ 2-3 lần mỗi tuần. Màu hè lượng nước tưới nhiều hơn bằng cách tưới nhẹ 1 lần/ngày.

Cây sẽ cho ra hoa đúng và đều đặn khi bạn bổ sung phân bón đầy đủ. Bạn dùng phân NPK kết hợp Nitơ để bón cho cây. Cây mọc mầm sẽ bón 3-4 tuần/lần. 

Bạn chỉ nên giữ lại tầm 2-3 chồi non trên cây để lượng dinh dưỡng tập trung nuôi cây phát triển tốt hơn. Số lượng chồi cũng chỉ giữ lại ở lượng vừa đủ giúp cho hoa nở nhiều và đẹp.

Quá trình cây hoa sinh trưởng sẽ không tránh khỏi sâu bệnh xâm hại. Đặc biệt vào mùa nồm, ẩm ướt cây thường có đốm trên lá. Chúng sẽ ăn mòn vào trong thân cây hoa. Ngay khi có dấu hiệu của bệnh, bạn cần xử lý kịp thời và đúng cách.

Có thể bạn quan tâm: Hoa Phi Yến – Đặc điểm, Ý nghĩa & Cách trồng hoa từ A – Z

Địa chỉ bán hoa Thược Dược uy tín

Vì mê mẩn vẻ đẹp của Thược Dược nên rất nhiều khách hàng đã liên hệ đến Vườn Mặt Trời để đặt hàng. Nhờ vào sự uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực cung cấp cây cảnh, Vườn Mặt Trời hiện nay trở thành địa chỉ quen thuộc của bất kỳ ai có nhu cầu mua hoa, cây cảnh, hạt giống. 

Vườn Mặt Trời chuyên cung cấp củ giống của cây hoa Thược Dược chuẩn và chất lượng. Cửa hàng cam đoan cây con được phát triển khỏe mạnh và cho hoa ra đúng chủng loại như khách hàng mong muốn. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các chậu Thược Dược đẹp và đa sắc màu. Đơn hàng được ship nhanh chóng trong nội thành Hà Nội và toàn các tỉnh trong nước. Chúng tôi luôn sẵn sàng hướng dẫn khách hàng về kỹ thuật cũng như cách trồng hoa Thược Dược để mang lại kết quả tốt nhất. 

Mọi thông tin quý khách vui lòng liên hệ:

  • Hotline/Zalo: 0963999594
  • Địa chỉ: L2511 HH2a Khu đô thị Dương Nội – Yên Nghĩa – Hà Đông – Hà Nội
  • Website: vuonmatroi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *