Hoa Cẩm Tú Cầu có độc không? Ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc

Hoa cẩm tú cầu không chỉ đem đến cho không gian một sự tươi mới, mà cây còn có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Loài hoa giúp cho gia chủ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và tài lộc dồi dào. Do đó, chúng thuộc loại cây cảnh đặt tại văn phòng được mọi người yêu thích. Vậy cẩm tú cầu là cây gì? Nó có đặc điểm ra sao, Hãy cùng Vườn Mặt Trời tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé!

Hoa cẩm tú cầu
Hoa cẩm tú cầu

Nguồn gốc hoa cẩm tú cầu

Hoa cẩm tú cầu hay nó còn được gọi là hoa dương tử, hoa cẩm tú. Đây là loài thực vật khi trưởng thành có hoa nằm trong họ Tú cầu và tên khoa học Hydrangea. Hoa cẩm tú gọi bằng tiếng Anh là tên khoa học Hydrangea. Còn tên tiếng nhật Aisai.

Hoa cẩm tú có xuất xứ, nguồn gốc ở những nước Đông Á, từ Trung Quốc cho đến Nhật Bản. Trong những năm trở lại đây, hoa ngày càng được mọi người nhân rộng, du nhập và phát triển vào các nước. Điển hình như vùng châu Mỹ, nước châu Á trong đó có cả Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm: Hoa Tử Đằng có độc không? Ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc hoa

Đặc điểm của cây hoa cẩm tú cầu

Là loài hoa thuộc dạng cây bụi, thân mềm và sống lâu năm. Cây có chiều cao đạt từ 30cm đến 100cm. Thân cây thẳng phân chia thành nhiều cành và nhánh. Từ lúc còn non, thân có màu xanh lá còn khi trưởng thành cây sẽ chuyển dần sang màu nâu gỗ. Hoa cẩm tú cầu là cây rễ chùm. Do đó nó giúp hấp thụ các dưỡng chất và nước đi nuôi cây phát triển, ra hoa.

Lá cây đơn giản, mọc đối xứng theo từng đốt ở phần thân. Lá màu xanh đậm, mép lá tạo thành hình răng cưa đồng đều. Khi tìm hiểu hoa cẩm tú cầu cho thấy cây rất đặc biệt. Nó khác biệt so với tất cả các loài hoa còn lại. Một đoá hoa cẩm tú sẽ có hình cầu, bao gồm vô vàn bông hoa cùng với cánh hoa nhỏ giống như cánh bướm kết hợp tạo thành. 

Hoa cẩm tú là loài hoa vô tính
Hoa cẩm tú là loài hoa vô tính

Hoa cẩm tú là loài hoa vô tính, ban đầu hầu như mọi loài đều có màu trắng. Nhưng, sau này khi được lai tạo con giống nhiều nên có nhiều loài màu sắc khác nhau và chủ đạo nhất vẫn là 3 màu pastel trắng, hồng, xanh lam.

Điều thú vị nhất của hoa cẩm tú cầu nó sẽ có nhiều màu sắc khác nhau, tuy nhiên phụ thuộc vào độ pH từ đất trồng. Vậy hoa cẩm tú cầu nở vào mùa nào? Cẩm tú cầu có thể ra hoa quanh năm nhưng mùa hoa đẹp nhất vẫn là mùa xuân hè. Vào khoảng tháng 3 cho đến tháng 5.

Tại Việt Nam, mỗi khi nhắc đến loài hoa cẩm tú chắc chắn ai cũng nhớ ngay tới vườn hoa ở Đà Lạt. Các cánh đồng hoa cẩm tú tại Đà Lạt là địa điểm thu hút nhiều khách du lịch trong năm. 

Ý nghĩa hoa cẩm tú cầu

Hoa cẩm tú cầu xuất hiện ở rất nhiều nơi trên thế giới, và từng quốc gia, từng nền văn hóa, loài hoa này sẽ mang lại một ý nghĩa riêng biệt. 

Mang thông điệp theo mỗi nền văn hóa

  • Tại Nhật Bản

Tại Nhật Bản, cẩm tú cầu thường được dùng để gửi đi lời xin lỗi hoặc bày tỏ lòng biết ơn. Ý nghĩa hoa cẩm tú cầu ở Nhật Bản bắt nguồn từ một truyền thuyết. Là có vị hoàng đế Nhật Bản đã tự mình trao gửi cho người con gái ông yêu thương hết, mực bông hoa cẩm tú thay cho ngàn lời xin lỗi vì bỏ rơi cô. Vậy nên, cẩm tú cầu trở thành một biểu tượng của cảm xúc chân thật, yêu thương về lòng biết ơn và hối lỗi.

Hoa cẩm tú cầu xuất hiện ở rất nhiều nơi 
Hoa cẩm tú cầu xuất hiện ở rất nhiều nơi
  • Ở Anh

Ở nước Anh, thì bông hoa cẩm tú có một vài ý nghĩa không tích cực mấy. Cẩm tú cầu được người dân Anh quan niệm đại diện cho sự lạnh lùng, vô cảm qua việc quan tâm tình cảm của chính người khác. Họ cho rằng cô gái nào yêu thích hay tự mình trồng loài hoa này đều khó có thể tìm được một người chồng.

Ngoài ra còn có câu chuyện kể rằng, bông hoa cẩm tú cầu vào đúng thời nữ hoàng Victoria mang ý nghĩa như là lời nhắc nhở tới ai đó đang thỏa mãn, hài lòng với thành quả mà mình đã đạt được. Nhưng, trong vài dịp đặc biệt như lễ cưới, hoa cẩm tú được dùng để tôn lên sắc đẹp và duyên dáng của cô dâu.

Có thể bạn quan tâm: Hoa Anh Đào nở vào mùa nào? Ý nghĩa, Cách trồng & Chăm sóc

Ý nghĩa theo màu sắc hoa 

Mỗi một loại hoa cẩm tú cầu đều có một màu hoa, tuy nhiên lại có nhiều loại khác nhau. Vậy nên cẩm tú cũng mang ý nghĩa tùy vào màu sắc riêng của nó. Dưới đây là ý nghĩa của một số màu hoa cẩm tú đã nêu ở phần bên trên:

  • Hoa cẩm tú màu trắng: Là biểu tượng về vẻ đẹp tinh khiết, trong sáng và duyên dáng.
  • Hoa cẩm tú tím: Ý nghĩa tượng trưng về tình cảm thủy chung. Đặc biệt cây còn đại diện cho sự giàu có và phong phú.
  • Hoa cẩm tú hồng: Thể hiện tình cảm lãng mạn, cảm xúc chân thành của tình yêu, niềm hạnh phúc khi đám cưới, hôn nhân.
  • Hoa cẩm tú màu xanh: Bày tỏ sự từ chối rất khéo léo, chân thành. Hay bày tỏ lòng biết ơn hoặc là xin tha thứ. Đồng thời loài hoa cũng thể hiện niềm hy vọng xin tha thứ và mong muốn những điều tốt đẹp của tương lai.
Mang ý nghĩa tùy vào màu sắc riêng của nó
Mang ý nghĩa tùy vào màu sắc riêng của nó

Hoa cẩm tú cầu có độc không?

Một trong những điều quan trọng mà bạn cần phải biết mỗi khi mua cây cảnh đó là tìm hiểu xem cây hoa cẩm tú cầu có độc không? Và đáng tiếc toàn bộ bộ phận của cây cẩm tú cầu đều có độc. Những độc tố ấy có thể gây ra ngộ độc thậm chí là chết người nếu như vô tình ăn phải.

Theo nghiên cứu bộ phận chứa tạp chất Hydragin nhiều nhất là ở lá và nụ hoa. Nếu như không may ăn phải nó, nếu nhẹ thì quý vị sẽ bị đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và khó thở. Còn nếu ăn phải một lượng khá lớn thì dẫn đến rối loạn hệ tuần hoàn máu, co giật, hôn mê thậm chí nặng dẫn đến tử vong.

Không những vậy, hạt phấn nhỏ ở trên cây còn dễ gây ra hiện tượng ngứa và viêm da, nhất là ai đó có cơ địa dễ dị ứng. Thế nên, cần hạn chế tiếp xúc với cây, trừ cành hoa đó đã bọc kín hoặc đeo găng tay.

Cho tới nay, độc tố từ hoa cẩm tú cầu vẫn chưa sản xuất ra thuốc giải đặc trị, cho nên bạn phải thật cẩn thận trước loài hoa. Cần trang bị kiến thức cho tất cả mọi người xung quanh, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.

Hoa cẩm tú hồng thể hiện tình cảm lãng mạn
Hoa cẩm tú hồng thể hiện tình cảm lãng mạn

Cách trồng hoa cẩm tú cầu 

  • Chuẩn bị dụng cụ và đất trồng

Thường thì cẩm tú cầu được trồng ở trên mảnh đất trống của sân vườn. Tuy nhiên nếu không gian sân vườn không đủ, thì quý vị có thể trồng cây ở trong chậu hoặc tận dụng thùng xốp, khay, bao xi măng, bao tải,… có sẵn. Chỉ cần đảm bảo chúng có lỗ thoát nước để cho cây không thối rễ và bị úng là được.

Về đất trồng, hoa cẩm tú cầu yêu cầu là loại đất thoáng khí, tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng. Mức độ pH tuỳ thuộc vào bạn muốn hoa nở màu gì thì có thể điều chỉnh. Quý vị nên lựa chọn đất thịt trộn với mùn cưa và phân chuồng hoai mục để giúp tăng độ tơi xốp cùng chất dinh dưỡng. Sau đó hãy ủ đất trước khi trồng khoảng tầm 20 ngày.

  • Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt và giâm cành

Cách trồng hoa cẩm tú cầu không thể thiếu về phương pháp nhân giống. Cây cẩm tú hiện tại nhân giống bằng 2 phương pháp thông dụng nhất là giâm cành và gieo hạt. Tuy nhiên thay vì sử dụng cách trồng cây cẩm tú cầu bằng hạt, thì người ta lại lựa chọn cách trồng hoa bằng cành nhiều hơn. Nhằm để cây ít sâu bệnh và phát triển nhanh hơn.

Hoa thể hiện niềm hy vọng xin tha thứ
Hoa thể hiện niềm hy vọng xin tha thứ

Gieo hạt: Nếu gieo hạt, quý vị nên lựa chọn những hạt giống đủ tiêu chuẩn, không bị sâu bệnh, khỏe mạnh và khuyết tật. Có thể đến những cửa hàng cây cảnh hoặc vườn ươm để mua được hạt giống chất lượng. Sau đó cửa hàng sẽ hướng dẫn bạn cách gieo trồng chi tiết nhất.

Giâm cành: Nếu dùng phương pháp giâm cành, quý vị phải cắt đoạn khoảng tầm 30 – 40cm của cành cây to khỏe, vỏ chuyển thành màu nâu gỗ và tại nách lá có búp to. Trước khi mang đi ngâm cành vào trong nước 6 – 7 tiếng, thì phải cắt búp và lá. 

Sau đó, lấy cành giâm xuống đất mà đã chuẩn bị trước. Dùng dây buộc cố định gốc khỏi tác động từ bên ngoài. Chú ý là giâm cành ở vị trí có nhiều nắng, tuy nhiên ánh sáng dịu và cung cấp đầy đủ độ ẩm cho cây.

Cách chăm sóc hoa cẩm tú cầu 

  • Tưới nước

Cây hoa cẩm tú cầu là loài hoa ưa độ ẩm, cho nên nhu cầu về nước rất quan trọng. Bạn phải tưới nước thường xuyên, giúp cây luôn đảm bảo về độ ẩm. Tùy vào điều kiện khí hậu, thời tiết mà điều chỉnh cho lượng nước phù hợp. Mùa mưa hãy giảm lượng nước, còn vào mùa khô tăng cường tưới nước hơn. Giúp cây không bị thối rễ hay ngập úng.

Cẩm tú cầu là loài hoa ưa độ ẩm
Cẩm tú cầu là loài hoa ưa độ ẩm
  • Bón phân

Lượng phân bón nên điều chỉnh hợp lý tùy theo kích thước của cây. Hãy bón phân hữu cơ kết hợp với phân chuồng bón cho cây tăng độ dinh dưỡng và giúp cây phát triển, hoa nở nhiều, to đẹp hơn. Vào mỗi vụ cuối đông đầu xuân, cần định kỳ bón phân mỗi năm 2 lần.

  • Cắt tỉa cành

Cách chăm sóc hoa cẩm tú cầu, người ta thường hay cắt tỉa các cành hoa chuẩn bị tàn hoặc đã héo để cây luôn được đẹp. Ngoài ra, bấm cắt cành mọc xiên, mọc quá khổ giúp cây phát triển đồng đều.

Cây phát triển và hoa nở nhiều
Cây phát triển và hoa nở nhiều
  • Thay chậu

Vì khi cây ngày một trưởng thành, kích cỡ thay đổi nên phải thay chậu phù hợp đúng với kích thước, thì cây mới phát triển được. Thời điểm để thay chậu nên lựa chọn cuối thu sau từng mùa hoa là hợp lý nhất.

  • Phòng chữa sâu bệnh hại

Hoa cẩm tú cầu bị nhiều sâu bệnh hại là bệnh thán thư, mốc xám, bọ nhện, phấn trắng. Đề phòng chống những bệnh này, bạn cần phải quan sát và chăm sóc tận tình về ánh sáng, nước, độ ẩm, nhiệt độ và cắt tỉa cành. Luôn kiểm tra thường xuyên kịp thời phát hiện dấu hiệu của sâu bệnh và biện pháp xử lý nhanh chóng.

Cánh đồng hoa cẩm tú tại Đà Lạt 
Cánh đồng hoa cẩm tú tại Đà Lạt

Có thể bạn quan tâm: Hoa Mộc Lan: Ý nghĩa, Cách trồng & Chăm sóc hoa mộc lan

Trên đây, Vườn Mặt Trời đã chia sẻ với bạn đọc một số thông tin hữu ích về đặc điểm, cách trồng, ứng dụng và chăm sóc loài hoa cẩm tú cầu. Hi vọng rằng sau bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn nhiều thông tin bổ ích. Còn điều gì băn khoăn hãy truy cập website của chúng tôi bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *