Sung là một loại cây quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Người ta có thể bắt gặp sung mọc ở nhiều nơi khác nhau. Đặc biệt là vị trí có độ ẩm cao như bờ sông, suối, hồ nước,… Với những cây sung bonsai còn được trồng để trang trí không gian. Vậy cây sung có đặc điểm gì? Ý nghĩa phong thủy của sung ra sao?
Một số thông tin về cây sung
Cây sung xuất hiện rất nhiều nơi ở nước ta. Mọi người có thể dễ dàng bắt gặp được cây sung ở bất kỳ đâu từ thành phố tới nông thôn. Loại cây này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như ưu đàm thụ hay tụ quả dong. Sung thuộc loại cây thân gỗ. Khi trưởng thành có thể cao đến 25 – 30m.
Lá sung có dạng bầu dục, màu xanh. Lá sung mọc so le với nhau trên cành và thường nhanh rụng. Hoa sung chia thành 2 loại hoa đực và cái cùng mọc trên một thân cây. Quả của sung có kích thước khá nhỏ. Chúng mọc thành chùm với nhau tại thân cây, cành hoặc nách lá. Khi trái chín sẽ chuyển sang màu đỏ vô cùng bắt mắt.
Cây sung có mấy loại? Hiện nay, sung có khá nhiều loại. Mỗi loại sung sẽ có đặc điểm khác nhau để mọi người phân biệt. Trong số đó sung Mỹ được trồng nhiều hơn cả. Bởi loại sung này cho quả ngọt và giòn hơn nhiều so với sung ta. Người ta trồng sung Mỹ không chỉ làm cảnh mà còn thu hoạch quả để ăn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cây Thiết Mộc Lan hợp mệnh gì? Ý nghĩa, cách trồng & Giá bán
Vị trí trồng cây sung thích hợp
Vị trí trồng cây sung cần được cân nhắc phù hợp. Không giống như các loài cây cảnh khác, việc trồng sung tại vị trí nào cần được tính toán hợp lý. Điều này có tác động lớn trong phong thủy.
Sung là loại cây thân gỗ, kích thước to lớn nên ít khi được trồng trong nhà. Thay vào đó, người ta thường trồng chúng trong vườn, bên hiên nhà,… để lấy bóng râm. Vậy có nên trồng cây sung trước nhà? Bạn có thể trồng sung trước nhà. Tuy nhiên, cần tránh những vị trí như giữa cổng, cửa hoặc lối đi lại.
Trong phong thủy, đây là lối để thu hút tài lộc và may mắn vào nhà. Nếu trồng cây chính giữa sẽ chắn mất vận khí. Những khí xấu, xui rủi sẽ tích tụ lại trong nhà và ảnh hưởng tới mọi người trong gia đình.
Cây sung cảnh trồng trước nhà cần được cắt tỉa thường xuyên. Tránh tình trạng để cành lá sung che hết ánh sáng chiếu rọi vào nhà. Bên cạnh đó, nên cắt bỏ những cành gỗ to lớn trên cây. Tránh vào mùa mưa bão cành cây gãy đổ vào nhà gây nguy hiểm.
Việc trồng cây sung tại vị trí nào cũng cần được tính toán kỹ lưỡng. Điều này vừa giúp bạn lựa chọn vị trí trồng phù hợp, phát huy hết giá trị của sung, vừa không ảnh hưởng tới phong thủy của ngôi nhà.
Quá trình tạo nên cây sung bonsai đẹp
Cây sung được trồng nhiều để trang trí không gian và lấy bóng mát. Để nâng cao giá trị của sung mọi người có thể cắt tỉa tạo dáng để biến chúng thành những cây sung bonsai chất lượng.
Làm yếu cành sung để dễ thao tác uốn cong
Để có thể tạo dáng cho cây sung hoàn hảo hơn, trước hết bạn cần tiến hành làm yếu cành. Nên lựa chọn những cây sung nhỏ, chưa trưởng thành. Lúc này, cành cây còn khá non nớt và đảm bảo độ dẻo dai khá dễ uốn cong.
Để làm yếu cành, người ta thường lấy bớt đi phần lõi bên trong của cây. Phần lõi này được bao bọc bởi lớp vỏ bên ngoài. Khi phần lõi được loại bỏ bớt thì cả cành cây sẽ trở nên yếu đi khá nhiều.
Tạo dáng cho cây
Cây sung bon sai đẹp sẽ có dáng độc đáo, được uốn theo nhiều hình thức khác nhau. Để thực hiện quy trình tạo dáng cho cây, người trồng sẽ loại bỏ bớt những cành gây vướng víu, cành xấu, khô và bị bệnh.
Uốn dần dần từ phần thân cây và sau mới chuyển sang các cành. Các bước uốn thực hiện theo thứ tự cành chính trước, cành phụ sau. Nên tạo dáng theo hướng đơn giản, phù hợp với kích thước và đặc điểm của cây. Tránh không làm gãy hay tổn thương sung trong quá trình uốn.
Thời gian uốn cây sung cần diễn ra từ từ. Một cây sung bonsai hoàn thiện sẽ mất một khoảng thời gian khá dài. Dây kẽm trong quá trình uốn sẽ cần được nới lỏng dần theo sự phát triển của cây.
Làm nhỏ lá sung lại
Lá sung có thể bị thu nhỏ lại theo cách đặc biệt. Trước hết, bạn cần cắt bỏ toàn bộ lá trên cây. Chỉ để lại phần cuống lá. Sau một thời gian ngắn, lá mới sẽ nhú ra. Lúc này, bạn không nên tưới nước. Cây sung không được bổ sung nước sẽ khiến cho lá bị teo nhỏ lại. Đến khi lá già đi thì bạn có thể tưới nước lại như bình thường.
Những chiếc lá sung kích thước nhỏ sẽ tạo nên sự hài hòa với những cây bonsai. Chính vì vậy, người ta thường thay đổi từ dáng cây tới lá để tạo nên một cây sung cảnh đẹp, ấn tượng.
Kích thích sung ra quả nhiều hơn
Một cây sung cảnh hoàn hảo cần hội tụ đầy đủ các yếu tố về dáng đứng, lá nhỏ và quả xum xuê. Quả sung không chỉ cần nhiều mà còn phải tròn, vỏ căng bóng và xanh mướt. Người trồng có thể kích thích cây ra quả bằng việc ngừng tưới nước hoặc dùng phân bón theo tỷ lệ phù hợp.
Ý nghĩa của cây sung trong phong thủy
Cây sung có ý nghĩa gì sao nhiều người lại yêu thích trồng chúng đến như vậy? Không phải ngẫu nhiên khi sung trở thành một trong những loài cây cảnh được trồng phổ biến. Chúng không chỉ sở hữu vẻ đẹp độc đáo, bóng râm cho ngày hè oi ả mà còn mang nhiều ý nghĩa tốt lành.
Sung mang đến ý nghĩa rất tốt về tài lộc. Ngay từ tên gọi của cây cũng đã thể hiện cho sự đủ đầy, sung túc. Bên cạnh đó, quả cây tròn trịa, xanh mướt vừa tràn đầy sức sống vừa thể hiện cho sự ấm cúng, tròn đầy. Những quả sung mọc thành chùm, lúc la lúc lắc trên cây thể hiện cho sự đoàn kết và viên mãn trong cuộc sống gia đình.
Cây sung là cây phong thủy sẽ mang lại may mắn, tài lộc dồi dào cho gia chủ. Hơn nữa, chúng là loại cây trấn nhà vô cùng an toàn, hiệu quả. Vậy cây sung hợp với tuổi nào? Hầu hết các tuổi đều có thể trồng cây sung để làm cảnh. Tuy nhiên, bạn cần chú ý nhiều hơn tới vị trí để trồng cây.
Báo giá cây sung năm 2022 chi tiết
Giá cây sung trên thị trường hiện nay khá đa dạng. Đối với những cây sung con, mới trồng sẽ có mức giá dao động từ 15.000 – 30.000 đồng. Với những cây sung trưởng thành, giá bán có thể từ vài triệu tới vài chục triệu.
Bên cạnh đó, giá bán của sung bonsai còn có thể vượt ngưỡng trăm triệu nếu có thế đẹp, mang ý nghĩa phong thủy tốt lành. Mức giá của sung sẽ được quyết định phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Bởi vậy, để nhận được báo giá chi tiết về cây sung, bạn nên liên hệ trực tiếp với đơn vị cung cấp. Nên lựa chọn đơn vị bán sung uy tín. Như vậy bạn sẽ mua được với mức giá hợp lý và ổn định. Bạn có thể liên hệ với https://vuonmattroi.com/ để có được những thông tin hữu ích về cây sung cũng như giá bán chi tiết.
Cách trồng sung hiệu quả
Cách trồng cây sung không quá phức tạp. Người ta thường trồng sung bằng hạt hoặc chiết cành. Mỗi phương pháp sẽ mang lại ưu, nhược điểm riêng. Với phương pháp trồng sung bằng chiết cành thì thời gian sẽ được rút ngắn. Tuy nhiên, phần rễ và thân cây mới sau khi hình thành thường không đẹp. Việc tạo dáng bonsai cho cây sẽ gặp nhiều khó khăn.
Chính vì vậy, phương pháp trồng cây sung bằng hạt được ưa chuộng nhiều hơn. Trồng sung bằng hạt thường sẽ tốn khá nhiều thời gian. Từ khi gieo hạt đến độ tuổi cây có thể đem trồng ra bên ngoài sẽ mất tới vài tháng. Đổi lại cây mới sẽ có bộ rễ khỏe mạnh, dáng đẹp hơn rất nhiều.
Đất để cây sung có thể phát triển tốt cần đảm bảo độ tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Bạn có thể trộn lẫn giữa xơ dừa, đất mùn và phân hữu cơ theo tỷ lệ cho phép để tạo nên môi trường tốt cho sung phát triển.
Bạn cần chọn những quả sung to, chín mềm để tách lấy hạt giống. Rải hạt sung ngay xuống đất sau khi thu hoạch để đảm bảo sức sống tốt cho cây. Hạt giống sẽ từ từ nảy mầm và phát triển thành cây con. Trong quá trình này bạn cần chú ý hơn trong việc chăm sóc, tưới nước cho cây sung.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cây Tùng La Hán hợp mệnh gì – Đặc điểm, Ý nghĩa & giá bán
Cách chăm sóc sung cảnh hiệu quả
Mặc dù trồng cây sung không đòi hỏi phải chăm sóc quá cầu kỳ, tỉ mỉ. Nhưng để cây phát triển tốt, không sâu bệnh thì trong quá trình sung sinh trưởng phải đảm bảo những điều kiện cơ bản về ánh sáng, nước tưới và phân bón. Cách chăm sóc cây sung sẽ được thực hiện dựa theo những yếu tố như sau:
- Về ánh sáng: sung là loài cây ưa sáng bạn có thể trồng chúng tại những vị trí thông thoáng, có ánh nắng chiếu trực tiếp. Khi trồng cây trong chậu, bạn không nên đặt sung tại vị trí quá râm mát.
- Nước: thường xuyên tưới nước cho cây. Sung cần có lượng nước lớn để phát triển. Tuy nhiên, khi sung trưởng thành bộ rễ cắm sâu xuống lòng đất thì cây có thể tự hút nước. Vào giai đoạn này bạn có thể giảm số lần tưới nước cho cây xuống.
- Phân bón: khi cây còn nhỏ người trồng cần bón phân thường xuyên cho cây. Lượng phân đầy đủ sẽ giúp cây phát triển nhanh, khỏe mạnh. Khi cây lớn, bạn không cần phải bón phân thường xuyên.
- Phòng ngừa sâu bệnh: cây sung ít khi bị sâu bệnh. Vậy nên việc phòng ngừa sâu bệnh ít khi phải chú ý tới. Đây cũng là một trong những lý do người ta thường thích trồng sung làm cảnh.
- Tỉa cành và lá: Đối với sung bonsai để duy trì dáng cây bạn nên thường xuyên cắt tỉa lá và những cành thừa. Thay chậu mới khi cây có kích thước lớn.
Cây sung là một trong những giống cây cảnh được trồng khá phổ biến. Trồng sung trước nhà sẽ giúp mang lại tài lộc, may mắn và bình an cho gia đình. Bên cạnh đó, sung còn mang tới bóng mát, quả sung có thể ăn. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về sung trồng làm cảnh.
Review Cây Sung
Chưa có đánh giá nào.