Nguyệt Quế là cái tên mà chúng ta từng nghe đến rất nhiều, là biểu tượng của sự chiến thắng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ hình dáng và những đặc điểm của cây Nguyệt Quế ngoài đời thực là như thế nào. Vậy nên, những điều thú vị về Nguyệt Quế được bật mí ngay sau đây sẽ khiến bạn bất ngờ đấy!
Những nét giới thiệu chung về cây Nguyệt Quế
Cây Nguyệt Quế là loại cây khá phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người thường nghe tên nhưng lại không biết chính xác về đặc điểm hình dáng vì chúng có nhiều phân loại. Tên gọi khoa học của loại cây này là Laurus Nobilis. Chúng thuộc giống thực vật thân gỗ, có mùi thơm đặc trưng. Những cây trưởng thành cao tới 10 đến 18m, cây cảnh trung bình 6m.
Nguyệt Quế là giống cây phổ biến tại nhiều khu vực trên thế giới. Khu vực chúng được trồng nhiều nhất là các vùng nằm ven Địa Trung Hải. Đặc điểm nổi bật của giống cây này là tuổi thọ cao, sức sống bền bỉ. Hiện có rất nhiều cây đã hơn 200 tuổi nhưng sinh trưởng và phát triển vẫn rất tốt.
Nguyệt Quế khi non có thân màu xanh, có lông tơ. Đến giai đoạn trưởng thành và gài thì thân nhẵn bóng hơn, có vỏ màu xám hoặc nâu rồi dần trở nên sần sùi. Nếu để ý, bạn sẽ thấy thân cây có điểm tương đồng khá lớn với cây bưởi. Cây càng già, vỏ cây càng có hiện tượng bị nứt lớn.
Lá của cây Nguyệt Quế mọc theo cấu trúc xen kẽ. Mỗi chiếc lá đều có dáng thuôn dài khoảng 12cm, hình bầu dục và có đầu tương đối nhọn. Hoa Nguyệt Quế có mùi thơm đặc trưng và thường mọc thành chùm lớn tại đầu nhánh, đầu cành. Về màu sắc đến hình dáng, chúng trông rất giống hoa bưởi hoặc những cây thuộc họ nhà Cam. Hoa sẽ nở nhiều sau các trận mưa lớn.
Có thể bạn quan tâm: Cây Sống Đời – Ý nghĩa, tác dụng, cách chăm sóc & nơi bán
Cây Nguyệt Quế có mấy loại?
Sở dĩ dù quen thuộc là vậy nhưng không phải ai cũng dễ dàng nhận biết cây Nguyệt Quế vì chúng có rất nhiều loại. Với mỗi loại sẽ có các đặc trưng riêng về hình thái. Vậy cây Nguyệt Quế có mấy loại? Dưới đây 3 loại cây phổ biến nhất hiện nay bạn nên biết:
Cây Nguyệt Quế có lá bản lớn: Loại cây này có kích thước lá to nên chủ yếu được trồng bonsai. Vì cây lớn, khả năng chịu hạn rất tốt nên chúng thích hợp trồng ở nhiều nơi khác nhau. Tuy nhiên, đất tốt nhất cho sự phát triển của cây là đất cát hoặc phù sa. Cây Nguyệt Quế lá lớn chịu nước rất kém, dễ bị thối rễ nên cần đảm bảo nguồn thoát.
Cây Nguyệt Quế có lá bản nhỏ: Đây là loại cây được trồng nhiều nhất tại các gia đình hiện nay vì kích thước vừa cặn, dễ chăm sóc. Mùi hương của Nguyệt Quế lá nhỏ rất rõ, lan tỏa trong không gian mang đến cảm giác thư thái cho mọi người. Hoa của cây nở cũng rất nhiều. Những giống cây này được xem là giống quý và có giá trị kinh tế cao.
Cây Nguyệt Quế có lá bản nhỏ thân xoắn: Đây là giống cây bonsai có giá trị cao bậc nhất trong các loại Nguyệt Quế. Lá của chúng rất nhỏ, có thân xoắn đặc trưng và cao chỉ khoảng 40cm. Vì thế, nhìn từ xa trông chúng hệt như một cây cổ thụ thu nhỏ vậy. Bộ rễ của giống cây này cũng rất đẹp, xoắn lại với nhau.
Ý nghĩa cây Nguyệt Quế ít người biết
Nhắc đến cây Nguyệt Quế, điều đầu tiên mọi người nghĩ đến chính là sự thành công, chiến thắng. Từ thời xa xưa, những chiếc vòng Nguyệt Quế đã được kết lại để biểu trưng cho điều này. Chúng được tin là sẽ mang lại may mắn, công danh và tài lộc cho người sở hữu. Nhưng bên cạnh đó, bạn sẽ còn bất ngờ vì ý nghĩa cây Nguyệt Quế còn nhiều hơn thế.
Một ý nghĩa khác của loại cây này chính là cây phong thủy. Theo đó, những cây Nguyệt Quế phong thủy có thể giúp gia chủ xua đuổi hắc khí, yêu ma quỷ quái. Đồng thời chúng hạn chế những điều xui xẻo ập đến cho gia chủ hay những thành viên khác trong gia đình. Xa xưa ông cha ta thường lấy vòng Nguyệt Quế treo trong nhà là vậy.
Những cây Nguyệt Quế đẹp thường có một mùi hương dịu nhẹ. Chúng có tác dụng làm thư giãn tinh thần, giảm stress và khiến mọi người cảm thấy thư thái, tỉnh táo hơn. Cây Nguyệt Quế khi trồng thường sẽ được đặt ở ngoài vì chúng giúp mùi hương khuếch tán xa và dịu nhẹ hơn. Nếu ngửi gần, mùi hương lại khá nồng và gắt, dễ gây khó chịu.
Có thể bạn quan tâm: Cây Hương Thảo có tác dụng gì? Cách trồng & chăm sóc từ A-Z
Nguyệt Quế thích hợp với những người mệnh gì?
Dù mang nhiều ý nghĩa đẹp đẽ nhưng không phải ai cũng hợp trồng cây Nguyệt Quế. Với những người cẩn thận, họ sẽ tìm hiểu xem cây Nguyệt Quế hợp mệnh gì. Tưởng như không cần thiết nhưng thực tế chúng lại có vai trò rất quan trọng. Nếu như khắc mệnh, thay vì nhận lại may mắn, bạn có thể dễ gặp những điều xui rủi hơn.
Các chuyên gia phong thủy cho rằng, Nguyệt Quế thích hợp nhất là với những người sinh vào tuổi Thân, mệnh Hỏa. Khi trông cây Nguyệt Quế trong không gian sống, họ sẽ nhận được nguồn sức mạnh từ đất trời. Từ đó gia đạo êm ấm, công danh sự nghiệp thăng tiến và dễ vươn tới đỉnh cao thành công.
Cây nguyệt có có tác dụng gì nổi bật?
Cây Nguyệt Quế không chỉ có ý nghĩa tinh thần lớn mà những tác dụng chúng mang lại cũng nhiều vô kể. Nhờ vậy, bên cạnh việc tạo điểm nhấn cho không gian sống, chúng còn mang đến những giá trị cho con người là:
- Có khả năng chống vi sinh vật, oxy hóa tốt
Trong lá Nguyệt Quế được xác định có tới hơn 80 loại hợp chất khác nhau. Những chất tiêu biểu nhất có thể kể đến là polyphenol, eucalyptol, sabinene, linalool. Đây đều là những chất có khả năng chống lại sự oxy hóa một cách tuyệt vời. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp da nâng cao khả năng kháng viêm, nhất là với những vết thương hở.
- Chữa lành vết thương hiệu quả
Tìm hiểu cây Nguyệt Quế có tác dụng gì bạn sẽ thấy ấn tượng với khả năng chữa lành vết thương của chúng. Khi dùng lá quế, bạn có thể làm lành những vết nhiễm trùng tại miệng, họng khi mắc bệnh nấm Candida. Bên cạnh đó, chúng còn được dùng để làm thuốc đắp vào các vết thương, dùng chủ yếu trong các phương pháp y học cổ truyền.
- Ngăn ngừa ung thư
Tưởng không thể nhưng cây Nguyệt Quế có thể giúp bạn ngăn ngừa được nguy cơ mắc phải các bệnh ung thư. Điều này đã được kiểm chứng thông qua các nghiên cứu được thực hiện trong ống nghiệm. Cụ thể, nhiều nhà khoa học chỉ ra rằng tinh chất có trong lá quế sẽ chống lại được các tế bào ung thư ở ruột.
Kết quả nghiên cứu này thậm chí còn được đi đâu hơn và công bố trên Nutrition and Cancer. Trong y học, lá quế bắt đầu được dùng rộng rãi trong việc chữa ung thư đại trực tràng. Như vậy có thể thấy giá trị loại lá này mang lại cho người dùng là rất lớn.
- Tốt cho người bị tiểu đường, gặp vấn đề về tiêu hóa
Nếu duy trì dùng lá quế đều đặn mỗi ngày hai lần, bạn có thể điều hòa lại lượng đường trong máu cũng như cholesterol. Quan trọng hơn, chúng mang lại những dấu hiệu tích cực trong việc cải thiện lại chức năng của insulin.
Đối với hệ tiêu hóa, các chất hữu cơ chứa enzim trong lá quế sẽ giúp xoa dịu dạ dày, giúp chúng hoạt động trơn tru. Bằng cách này, nguy cơ bị sỏi thận hay ruột bị kích thích sẽ không xảy ra nữa. Trong quá trình đi tiểu, chất độc cũng được thúc đẩy giải phóng ra nhiều hơn.
Giá cây Nguyệt Quế bao nhiêu hiện nay?
Với sức hút của mình, giá cây Nguyệt Quế được rất nhiều người quan tâm. Việc tìm hiểu cây Nguyệt Quế giá bao nhiêu sẽ giúp bạn phân khúc và đánh giá chất lượng cây tốt hơn. Mặt khác, điều này cũng giúp bạn tránh “tiền mất tật mang” khi mua hàng hơn.
Có rất nhiều yếu tố quyết định đến cây Nguyệt Quế. Nếu bạn muốn mua những cây trưởng thành, đã được uốn cắt cắt tỉa thì rất đắt. Tuy nhiên nếu là cây giống thì giá lại khá rẻ, chỉ khoảng 40.000VNĐ. Khi liên hệ với các chủ vườn, bạn sẽ được tư vấn cụ thể hơn về từng phân khúc giá.
Có thể bạn quan tâm: Cây Kim Tiền – Tác dụng, ý nghĩa, cách chăm sóc & giá bán
Hướng dẫn cách chăm sóc Nguyệt Quế cơ bản nhất
Cách chăm sóc cây Nguyệt Quế là không khó. Dù là người không có kinh nghiệm trồng cây, bạn cũng có thể dễ dàng áp dụng theo. Để cây phát triển khỏe mạnh, dưới đây là những vấn đề chăm sóc mà bạn cần ghi nhớ:
- Hàm lượng dinh dưỡng trong đất: Với mỗi loại cây Nguyệt Quế, chúng sẽ thích hợp với những loại đất khác nhau. Tuy nhiên hàm lượng dinh dưỡng cho cây vẫn phải được đảm bảo. Khi bón phân, bạn nên sử dụng những chất hữu cơ như xơ dừa, mùn cưa hay vỏ trấu trộn lẫn với đất và theo dõi cách nhau đều đặn 3 tháng nhé.
- Tưới nước thường xuyên vì cây luôn trong trạng thái “khát”
- Sâu bệnh: Cây Nguyệt Quế rất dễ bị sâu bệnh tàn phá. Chúng có thể kiến hoa bị thui trước khi nở hoặc lá bị ngả màu, bị đục. Cải khắc phục, bạn nên phun thuốc trừ sâu và thường xuyên cắt tỉa những cành hỏng, nhiễm bệnh. Điều này sẽ giúp bảo vệ những bộ phận khỏe mạnh khác của cây.
Mua Nguyệt Quế ở đâu đảm bảo cây tốt, khỏe mạnh?
Sở hữu mùi thơm đặc trưng có ý nghĩa phong thủy, nhu cầu mua cây Nguyệt Quế hiện nay là rất lớn. Đáp ứng nhu cầu từ người dùng, có rất nhiều cửa hàng phân phối giống cây này. Tuy nhiên khi mua cây Nguyệt Quế ở Hà Nội, Hồ Chí Minh hay bất kỳ đâu, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ thông tin để đảm bảo về nguồn giống.
Hiện nay, Vườn Mặt Trời có lẽ là cái tên được nhiều người yêu cây cảnh nhắc đến nhất. Đây là một trang chuyên phân phối các giống cây Nguyệt Quế có giống tốt, chất lượng. Đặc biệt, tại đây cũng có nhiều loại giống khác nhau. Nếu muốn tìm hiểu thêm cây tại vườn, bạn có thể truy cập Vườn Mặt Trời hoặc liên hệ số Hotline: 0963999594 để được tư vấn và hỗ trợ 24/7 nhé.
Review Cây Nguyệt Quế
Chưa có đánh giá nào.