Hoa hồng anh nhận được sự yêu thích của hầu hết mọi người bởi sự mềm mại, dịu dàng và vô cùng xinh đẹp. Nhưng cụ thể đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây hồng anh như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ.. Nếu như bạn cũng đang có ý định trồng hoa hồng anh mà chưa thực sự hiểu rõ về loài hoa này thì đừng bỏ qua thông tin ở bài viết dưới đây nhé.
Đặc điểm cây hồng anh
Hoa hồng anh là loài hoa có nguồn gốc từ Brazil, có tên gọi tiếng anh là Mandevilla sanderi. Là giống thân leo dây cuốn, ra hoa khoảng từ tháng 2 âm lịch và đến cuối mùa hè hoa mới bắt đầu tàn. Thân cây dài mềm màu xanh pha hồng dễ dàng bám vào tường hoặc giàn, tuy nhiên theo thời gian lâu thân cây chuyển dần thành màu xám và có thể hóa thành gỗ cứng chắc. Cây trưởng thành dài tối đa khoảng 2m – 5m.
Lá hồng anh có màu xanh đậm làm chủ đạo, hình dạng giống như quả trứng mọc đối nhau.
Hoa cây hồng anh có 2 loại là cánh đơn và cánh kép. Cả 2 loại này đều có màu hồng, mọc ra từ nách lá, dạng hình chuông nhìn cực kỳ đáng yêu.
Một đặc điểm đặc trưng của hoa hồng anh không thể không nhắc đến đó chính là khi qua mùa vụ ra hoa (đến mùa đông) thì cây sẽ rụng dần hết lá. Đến mùa xuân cây mới bắt đầu đâm chồi nảy lộc và bắt đầu một mùa hoa rực rỡ.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cây Hoa Giấy – Cách trồng, chăm sóc và giá bán cây từ A – Z
Ý nghĩa hoa hồng anh
Bất cứ một loài cây hay một loài hoa nào có mặt trên thế giới này cũng đều mang một ý nghĩa riêng biệt, và tất nhiên rằng hoa hồng anh cũng không phải ngoại lệ.
Trong phong thủy
Về phong thủy, theo quan niệm từ xưa của ông cha ta cho biết những gia đình trồng hoa hồng anh càng xanh tốt, nở hoa càng rực rỡ thì càng nhận được nhiều vượng khí, vận may cùng nhiều năng lượng tích cực.
Đặc biệt hơn nữa, nếu gia chủ mệnh Thổ mà trồng hoa hồng anh thì lại càng nhận được nhiều may mắn hơn cả trong mọi lĩnh vực. Bởi người mệnh Thổ vốn dĩ rất hợp với màu hồng.
Trong đời sống
Như bạn cũng đã biết đó, hoa hồng anh có hình ảnh bề ngoài rất dịu dàng, nhẹ nhàng và có phần mỏng manh. Tuy nhiên sức sống của “em ấy” vô cùng mạnh mẽ trong mọi hoàn cảnh, cho dù có được trồng trong môi trường thời tiết khí hậu như thế nào thì hồng anh cũng đều sống khỏe mạnh nở hoa rực rỡ.
Do đó, người ta thường ví cây hồng anh là tượng trưng của hình ảnh người con gái dịu dàng nhưng mạnh mẽ, biết tự mình vươn lên vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Ngoài ra, hoa hồng anh còn là cây cảnh có tác dụng giúp điều hòa thanh lọc không khí và tạo bóng râm mát cho mùa hè bớt oi nóng.
Đồng thời đem đến cho mọi người một không gian thoải mái, dễ chịu xua tan mọi lo âu, mệt mỏi. Không những thế, hoa hồng anh trồng ở vườn, cổng còn có công dụng làm gia tăng tính thẩm mỹ, khiến cho bất cứ ai đi ngang qua cũng phải ngắm nhìn xuýt xoa về vẻ đẹp của hồng anh.
Chưa hết, theo nghiên cứu từ các chuyên gia, trong thành phần của hồng anh có chứa alcaloid cùng thành phần thuộc nhóm axit meconic. Mà những thành phần này lại xuất hiện trong siro Dessessartz nên dân gian thường sử dụng hồng anh để hỗ trợ điều trị ho ở cả trẻ em lẫn người lớn đem đến hiệu quả cao.
Cách trồng cây hồng anh
Cách trồng cây hồng anh nhanh nhất được hầu hết mọi người lựa chọn đó chính là giâm hom, chiết cành. Bằng cách cắt một đoạn phần thân già của cây trưởng thành rồi bó đất để tự nhiên cho cây hình thành rễ hoặc có thể dùng thuốc kích thích rút ngắn thời gian. Muốn cây phát triển nhanh, tốt nhất bạn hãy trồng cây ở trong môi trường ấm áp.
Cây hồng anh nổi tiếng bởi khả năng “sinh tồn” cao sống được trên mọi nền đất, tuy nhiên nếu bạn đã chọn trồng và chăm sóc cây thì hãy trồng cây ở nền đất có nhiều chất mùn, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt tránh bị ngập úng. Trong trường hợp đất xung quanh nhà không có đất mùn thì bạn có thể trộn thêm phân hữu cơ với đất thịt cũng được.
Sau khi rễ đã mọc ra đủ, bạn tiến hành trồng cây vào vị trí muốn trồng. Nếu có thể trồng trực tiếp xuống đất thì tốt, còn nếu không bạn cần chuẩn bị chậu có kích thước nhỏ nhất bằng chiếc thùng xốp lớn. Như vậy mới đủ đất để cung cấp cho cây phát triển. Đổ đất vào khoảng ⅔ chậu rồi gỡ bầu đựng cây và đặt xuống đất. Tiếp theo đổ đất lên đầy chậu. Nhưng lưu ý đừng để gốc cây bị ngập quá sâu dưới đất sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Chỉ với vài bước đơn giản như vậy là bạn đã trồng thành công cây hoa hồng anh rồi đó. Tuy nhiên muốn cây phát triển xanh tốt, ra hoa nhiều đẹp rực rỡ thì bạn cần tham khảo thêm cách chăm sóc hoa hồng anh ngay dưới đây.
Cách chăm sóc hoa hồng anh
Khi cây hoa hồng anh bắt đầu ra lá, cũng là lúc bạn cần phải bón thêm phân đạm bổ sung chất dinh dưỡng cho cây phát triển. Một năm nên bón phân ít nhất khoảng từ 3-5 lần. Lưu ý đừng bón nhiều đạm quá vì như thế mặc dù cây phát triển nhanh hơn nhưng số lượng hoa ra sẽ ít hơn đấy.
Thời gian cấy bắt đầu ra hoa, bạn có thể tiến hành cắt tỉa lại một chút chỉnh sửa lại dáng cây cho gọn gàng đẹp mắt. Hơn nữa, việc cắt tỉa cành lá còn kích thích cho cây nhanh chóng ra nhiều nhánh mới đồng thời ra nhiều hoa hơn.
Bên cạnh đó, trong quá trình chăm sóc cây hồng anh bạn cần phải lưu ý thêm một số điều sau đây:
Nhiệt độ
Hoa hồng anh là loại cây ưa ánh sáng và khí hậu thời tiết nóng ẩm. Chính vì thế, tốt nhất bạn hãy trồng ở nơi có nhiều ánh sáng, tránh những vị trí khuất tối dưới những bóng cây lớn. Nhiệt độ tốt nhất cho cây phát triển dao động trong khoảng 20 độ đến 30 độ C.
Phân bón
Ở giai đoạn đầu, bạn nên bón phân định kỳ 1 tháng 1 lần để làm “nền tảng” cho sự phát triển của cây sau này được nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng phân bón, không nên bón quá nhiều gây phản ứng ngược. Bởi cây cối cũng giống như con người vậy đó, ăn đủ sẽ hấp thụ nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh. Còn khi ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng bội thực ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có trường hợp còn bị tử vong do ăn quá nhiều cùng một lúc.
Nước tưới
Cũng giống như phân bón, tưới nước cũng chỉ tưới đủ chứ không nên tưới quá nhiều. Vì khi tưới nước quá nhiều rất dễ gây ra tình trạng ngập úng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây. Mỗi ngày nên tưới cây từ 1-2 lần vào sáng sớm và tối muộn, khi tưới chỉ nên tưới ẩm đất là được.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cây Hoa Lồng Đèn – Đặc điểm, Cách trồng và chăm sóc từ A – Z
Giải đáp một số thắc mắc về cây hồng anh
Xoay quanh cây hoa hồng anh, có lẽ vẫn còn khá nhiều bạn còn nhiều câu hỏi thắc mắc liên quan. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp lại một số những câu hỏi được nhiều bạn thắc mắc đặt ra nhất và giúp bạn giải đáp chi tiết. Bạn tham khảo nhé.
Cây hồng anh có độc không?
Có nhiều thông tin cho rằng, hoa hồng anh có độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên theo thông tin tìm hiểu nghiên cứu từ các chuyên gia khẳng định là hoa hồng anh hoàn toàn không có độc. Tất cả các bộ phận trên cây từ hoa lá cành đều không có độc. Do đó, bạn cứ hoàn toàn yên tâm trồng cây trong khuôn viên nhà mà không cần phải lo lắng bất cứ vấn đề gì.
Hoa hồng anh hợp với gia chủ mệnh gì?
Chắc hẳn bạn cũng biết được rằng, việc hợp mệnh rất quan trọng đối với mỗi người. Nghe thì có vẻ là hơi mê tín nhưng thật sự nhìn đi nhìn lại cũng không thấy sai chút nào. Trồng cây hợp mệnh sẽ mang đến may mắn, tài lộc không những cho riêng gia chủ mà tất cả các thành viên trong gia đình cũng sẽ được hưởng lây. Mọi công việc, học tập, gia đình bỗng chốc trở nên suôn sẻ hơn bao giờ hết nhờ cây trồng hợp mệnh gia chủ.
Vi cây hồng anh hoa nở có sắc hồng là tượng trưng của mệnh hỏa nên loài cây này sẽ cực kỳ phù hợp với gia chủ mệnh thổ. Trong phong thủy, hoa hồng anh giúp thu hút vượng khí, đồng thời mang lại những năng lượng tích cực cùng sự may mắn, những điều tốt đẹp nhất cho mọi người xung quanh.
Sâu bệnh trên cây hồng anh thường gặp và cách xử lý
Sâu bệnh cũng là một trong những câu hỏi băn khoăn thắc mắc của nhiều người khi trồng cây hoa hồng anh. Bởi khi biết được rõ về những loại sâu bệnh này sẽ dễ dàng hơn trong việc phòng tránh xử lý giúp quá trình phát triển của cây được diễn ra một cách thuận lợi hơn.
Sâu bệnh thường gặp nhất trên cây hoa hồng anh phải kể đến rệp sáp. Cách nhận biết loại sâu bệnh này khá đơn giản, bạn chỉ cần nhìn bằng mắt thường nếu thấy hoa bị teo nhỏ, lá cây xoăn lại, có nhiều đốm trắng li ti thì đến 99% đó chính là cây bị rệp sáp. Có nhiều cách xử lý sâu bệnh này, tuy nhiên cách nhanh nhất và đạt hiệu quả cao nhất là phun thuốc diệt rệp.
Ngoài ra, nếu cây may mắn chưa bị sâu bệnh thì nhất định bạn phải chăm sóc kết hợp phòng tránh sâu bệnh. Thường xuyên cắt tỉa bớt lá, dọn dẹp phần lá rụng dưới gốc cây, rải thuốc diệt rệp vào dưới đất trồng cây,..
Trên đây Vườn Mặt Trời đã chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết nhất cả về cách trồng, cách chăm sóc cũng như đặc điểm, ý nghĩa của cây hồng anh. Hy vọng rằng có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về cây hoa xinh đẹp này. Và cuối cùng, nếu bạn thấy thông tin hay và hữu ích thì đừng quên chia sẻ đến với người thân, bạn bè của mình cùng tham khảo nhé.
Review Cây Hồng Anh
Chưa có đánh giá nào.