Cây Gù Hương là gì? Cách trồng & Giá bán cây giống Gù Hương

Cây gù hương được biết đến là cây quý, có giá trị cao cả về kinh tế lẫn sức khỏe. Do đó, việc gieo trồng giống cây này sẽ mang lại những lợi ích không nhỏ cho con người. Và để đạt được hiệu quả như mong muốn thì bạn đừng bỏ qua bài viết này. Bởi chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ, chi tiết nhất về đặc điểm, công dụng, kỹ thuật trồng và giá của loài cây này.

Cây gù hương là cây gì?

Cây gù hương là loại cây thân gỗ, mang một mùi hương rất đặc trưng, giống như mùi xá xị nên còn được người miền Nam gọi là cây xá xị. Ngoài ra, loài cây này còn có nhiều tên gọi khác nhau như cây rè hương, cây vù hương, canh châu hoặc cô châu.

Hiện nay, dù cây giống hay lá, thân, rễ, quả, hạt của gù hương đều được nhiều người săn đón. Bởi chúng có giá trị cao cả về kinh tế lẫn sức khỏe. Đặc biệt là gỗ gù hương, thuộc hàng gỗ quý hiếm, cao cấp nên rất được nhiều đại gia ưa chuộng dùng trong mỹ nghệ nội thất.

Hình ảnh cây gù hương lúc nhỏ và khi trưởng thành
Hình ảnh cây gù hương lúc nhỏ và khi trưởng thành

Đặc điểm của cây gù hương

Cây gù hương gỗ xá xị phát triển phổ biến tại các quốc gia như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan,…Loài cây này mang những đặc điểm khá riêng biệt, vì thế khó có thể nhầm lẫn với những giống cây khác.

✅ Tên thường gọi⭐ Gù hương hoặc Xá xị
✅ Tên gọi dược liệu⭐ Hoàng Chương (theo sách Trung Quốc)
✅ Tên khoa học⭐ Cinnamomum parthenoxylon
✅ Nguồn gốc⭐ Rừng nhiệt đới Đông Nam Á
✅ Thuộc họ⭐ Long não (Lauraceae)

Đặc điểm của cây gù hương có những nét đặc trưng sau:

  • Thân: cao có hình trụ, gốc phình to, vỏ ngoài màu nâu xám, cành nhẵn. Chiều cao của cây trưởng thành có thể đạt từ 25-30m, và đường kính thân gỗ khoảng từ 60 – 90cm.
  • Lá: Thuộc lá đơn, mọc cách nhau theo kiểu so le, thường có hình bầu dục hoặc hình trái xoan, đầu lá thon nhọn, gốc tù, cuống mảnh. Kích thước lá thường dài từ 6 – 15cm và rộng 3 – 7cm, đặc biệt khi vò nát lá sẽ có mùi hương nhẹ giống lá sả.
  • Hoa: xuất hiện vào tháng 2-5 hàng năm với màu lục trắng, nhỏ, mọc thành từng cụm ở đầu cành hoặc giữa các kẽ lá; bao hoa và nhị hoa gù hương có lông thưa bao bọc ở gốc. Đến tháng 7-8 là mùa quả, có màu đen, hình xoan, dài chừng 8-9mm.
  • Đặc điểm sinh thái: Môi trường sinh thái thích hợp nhất để cây này sinh trưởng và phát triển khỏe đó chính là vùng đất thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có tầng đất thịt dày và màu mỡ. Với môi trường này, chỉ cần trồng sau 1 năm là gỗ cây đã cho ra mùi thơm xá xị đặc trưng.
Thân, lá, quả của cây gù hương
Thân, lá, quả của cây gù hương

>>> Có thể bạn quan tâm: Cây xạ đen là gì? Công dụng cây xạ đen & Địa chỉ bán cây giống

Tác dụng của cây gù hương

Gù hương từ lâu được xem là loài cây quý với nhiều tác dụng khác nhau mà chưa có một loài cây nào có thể sánh bằng.

Thiết kế đồ nội thất mỹ nghệ

Với ưu điểm độ bền cao, khả năng đàn hồi tốt và đường vân gỗ màu đỏ hoặc vàng đẹp lại có mùi hương sang trọng mà gỗ cây gù hương là vật liệu được ưa chuộng hàng đầu trong sản xuất nội thất, thủ công mỹ nghệ… Đặc biệt, cùng đường nét chạm khắc tinh xảo mà các sản phẩm nội thất từ loại gỗ này luôn được nhiều đại gia săn lùng cho không gian sống lịch lãm của mình.

Nội thất sang trọng được làm từ gỗ xá xị 
Nội thất sang trọng được làm từ gỗ xá xị

Tác dụng trong chữa bệnh

Chữa bệnh là một trong những tác dụng tuyệt vời từ cây gỗ quý gù hương. Cả trong Đông và Tây y, gù hương đều có ứng dụng phổ rộng, giúp chữa được nhiều bách bệnh, nhờ cây có vị đắng, hơi cay, tính ôn.

Vậy cây gù hương chữa bệnh gì? Chúng ta cùng nhau điểm qua nhé:

  • Rễ và thân được dùng để trị hen suyễn, cảm cúm, cảm mạo, ho gà; trị đầy bụng, đau dạ dày, ăn uống khó tiêu, kiết lỵ, bí tiểu, nôn mửa, viêm khớp…
  • Lá cây vù hương được dùng để cầm máu, chữa ngoại thương xuất huyết.
  • Quả gù hương được dùng để chữa trị bệnh sởi hoặc dùng cho người bị sốt cao.
  • Trong Tây y ngày nay, gù hương được dùng để nghiên cứu làm thuốc kháng sinh, chữa trị các bệnh liên quan về đường hô hấp, thần kinh và hệ đường ruột.

Chiết xuất tinh dầu

Cây gù hương đặc biệt chứa rất nhiều tinh dầu. Do đó, tại nước ta cũng như nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã trồng cây gù hương và khai thác chúng. Nhờ đó, giúp cho ngành công nghiệp chế biến tinh dầu phát triển. Đồng thời, tinh dầu xá xị còn có giá trị xuất khẩu cao, đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân.

Mùi thơm tinh dầu gù hương rất dịu nhẹ. Nó không chỉ giúp không gian sống của con người thêm thư giãn, xả stress, căng thẳng hiệu quả mà còn giúp xua đuổi các loại côn trùng như gián, muỗi, kiến,… Từ đó, sức khỏe con người được bảo vệ và cải thiện đáng kể.

Tinh dầu gù hương có tác dụng đuổi muỗi, côn trùng 
Tinh dầu gù hương có tác dụng đuổi muỗi, côn trùng

Điều hòa không khí, tạo bóng mát

Là cây xanh có tán lá rộng nên tác dụng của cây gù hương còn được biết là giúp điều hòa không khí và tạo bóng mát. Vì thế, loài cây này thường được nhiều hộ dân yêu thích, trồng trong vườn nhà làm cây cảnh hoặc ở một số công trình công cộng. Đặc biệt, mùi thơm đặc trưng của nó sẽ giúp áp chế các mùi ôi nhiễm môi trường, từ đó giúp trả lại không khí trong lành hơn.

Ý nghĩa phong thủy của cây gù hương

Trong phong thủy, cây xá xị gù hương cũng có nhiều ý nghĩa đặc biệt tích cực cho con người. Nhờ mùi hương đặc trưng cùng màu hoa vân gỗ đẹp và sang trọng nên gỗ cây gù hương thường được chế tác, điêu khắc thành những tác phẩm thủ công mỹ nghệ cao cấp.

Chúng thường mang hình rồng, hổ hoặc cóc, tượng phật, vòng hạt gỗ,….Đây đều là những vật phẩm phong thủy nhằm mang ý nghĩa bảo hộ mệnh cho gia chủ luôn bình an và công việc làm ăn phát tài.

Đồng thời, tinh dầu gù hương cũng được dùng để xua đuổi, trừ tà. Từ đó, chủ sở hữu luôn có cuộc sống ổn định, may mắn và bình an.

Cây gù hương có mấy loại?

Cây gù hương có mấy loại, đây là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Và để trả lời cho câu hỏi này thì theo kinh nghiệm của những người bán cây gù hương Hà Nội lâu năm chia sẻ thì thực chất loài cây này chỉ có một loại duy nhất. Nhưng người ta thường dựa vào địa phương hay nơi khai thác của nó để phân loại. Ví dụ như gỗ gù hương Lào,  Việt Nam, gỗ gù hương Quảng Nam, Lâm Đồng,….

Ngoài ra, người ta còn dựa vào đặc điểm màu sắc của gỗ gù hương mà chúng được phân thành 4 loại. Đó là gù hương đỏ, gù hương vàng, gù hương trắng và gù hương xanh.

Cây gù hương giống giá bao nhiêu tiền?

Với giá trị kinh tế cao nên việc nhân giống, trồng và bán cây gù hương của bà con để thu lợi nhuận là rất cần thiết. Tuy nhiên, cây gù hương giá bao nhiêu? Cùng tìm hiểu nhé.

  • Cây giống: giá giống cây gù hương hiện nay tùy vào kích thước mà sẽ có giá từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng, khoảng chừng 25.000 – 150.000 vnđ hoặc có thể hơn.
  • Cây trưởng thành: tương tự như cây giống, cây trưởng thành cũng sẽ dựa vào kích thước, độ tuổi, đường kính để định giá. Vì thế, cây nào càng lâu năm, kích thước đường kính thân gỗ càng rộng thì cây gù hương giá sẽ càng cao. Thường từ 8-9 triệu đồng, hoặc 20 – 35tr/m3.
Giá cây gù hương giống khoảng từ vài chục đến vài trăm nghìn
Giá cây gù hương giống khoảng từ vài chục đến vài trăm nghìn

>>> Hãy liên hệ cho Vườn Mặt Trời để cập nhật giá bán cây Gù Hương chính xác, mới nhất hiện nay nhé.

Mua cây gù hương giống ở đâu uy tín?

  • Cây giống: Để mua được cây giống tốt, tạo tiền đề cho cây sinh trưởng và phát triển tốt sau này, mọi người nên tìm mua tại các địa chỉ vườn ươm uy tín. Điển hình như Vườn mặt trời, với nhiều năm kinh nghiệm bán cây giống gù hương và các loại cây khác là một gợi ý không tồi cho bạn.
  • Cây trưởng thành: Hiện nay cây có bán khắp các tỉnh thành cả nước, vì thế, bạn có thể mua cây gù hương Hà Nội, Đà Nẵng, Nghệ An,….tùy theo địa phương, nơi bạn ở gần nhất.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cây Giáng Hương là cây gì? Cách trồng & Giá cây Giáng Hương

Cách nhận biết cây gù hương chuẩn xác

Chúng ta có thể nhận biết cây gù hương chính xác qua 2 cách đơn giản sau:

  • Qua mùi hương: gỗ, lá, hay rễ của cây gù hương đều có mùi đặc trưng với vị ngọt như xá xị; vì thế, mọi người có thể dựa vào đặc điểm này để phân biệt cây này với những loại cây khác.
  • Qua màu sắc và vân gỗ: Vân gỗ của gù hương chuẩn thường có màu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt, một số loại có màu xanh nhạt như tần bì. Đặc biệt, thớ gỗ của cây gù hương mềm mà chỉ cần chạm tay là ta cũng có thể cảm nhận được.
Nhận biết cây xá xị qua mùi hương đặc trưng của nó
Nhận biết cây xá xị qua mùi hương đặc trưng của nó

Kỹ thuật trồng cây gù hương hiệu quả

Kỹ thuật trồng cây gù hương thực tế không quá khó nếu bạn làm đúng theo chỉ dẫn sau:

  • Đầu tiên, ta cần dọn sạch khu vực trồng cây.
  • Tiếp đến đào hố trồng với kích thước 40x40x40cm.
  • Cho khoảng 0.2kg NPK + 1kg phân vi sinh (hoặc phân chuồng hoai mục) trộn đều với đất mùn để lấp hố.
  • Sau khoảng 7-10 ngày, ta đào một hố nhỏ vừa với bầu cây con, đặt cây vào và lấp đất. Chèn chặt xung quanh và vun gốc sao cho cao hơn hẳn bầu khoảng 2-3cm.
  • Cuối cùng, tưới nước và phủ rơm rạ quanh gốc nhằm chống mất nước.

Cách chăm sóc cây gù hương đúng kỹ thuật

Để cây gù hương sau khi trồng được sinh trưởng phát triển tốt, ta tiến hành chăm sóc như sau:

  • Sau 1 tháng trồng cây, dặm cây mới thay cho cây đã chế. Có thể dùng bẫy dễ để tránh dễ cắn vào rễ.
  • Sau 3-4 tháng, ta tiến hành xới đất, làm cỏ và bón phân, vun gốc. Lượng phân vừa đủ là 0.2kg NPK/gốc.
  • Khi cây trồng được 1 năm, thì bón khoảng 0.5-1kg phân NPK/gốc và vun thêm đất sau khi bón.
  • Tưới nước thường xuyên và tỉa bỏ bớt cành để tạo nhiều ánh sáng cho cây.
  • Khi cây trồng được 3 năm trở đi, nhớ dọn sạch thực bì quanh gốc, cứ 1 năm thực hiện 1-2 lần mà không cần bón thêm phân nhé.
Thường xuyên tưới nước và bón phân đúng cách để cây sinh trưởng khỏe
Thường xuyên tưới nước và bón phân đúng cách để cây sinh trưởng khỏe

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu được cây gù hương là gì, đặc biệt là cách chọn giống và kỹ thuật trồng, chăm sóc để cây sinh trưởng tốt, từ đó cho giá trị kinh tế cao. Nếu bạn đang phân vân không biết mua cây giống gù hương chuẩn, giá tốt ở đâu thì có thể liên hệ qua: website Vườn Mặt Trời 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *