Hoa phong lữ còn được gọi là phong lữ thảo. Phải nói hiếm có người yêu hoa nào có thể cưỡng lại được vẻ đẹp của loài hoa này. Phong lữ đa màu sắc, hương thơm nhẹ nhưng cũng đủ khiến lòng người mê đắm. Nếu bạn muốn không gian sống của mình đầy đủ hương sắc thì cùng Vườn Mặt Trời tìm hiểu ngay ý nghĩa cây phong lữ, cách trồng và cách chăm sóc giống hoa này nhé!
Nguồn gốc và đặc điểm của phong lữ thảo
Nguồn gốc
Hoa phong lữ còn có những tên gọi khác là: cây phong lữ, hoa phong lữ thảo hay thiên trúc quỳ. Tên khoa học của loài hoa này là Geraniumtrong, thuộc họ Geraniaceae và chi Mỏ Hạc Geranium.
Phần lớn các cây phong lữ đều có nguồn gốc từ miền Nam Châu Phi, một số loài cũng được tìm thấy ở New Zealand, Úc và Trung Đông. Chúng thuộc dạng thân thảo hóa gỗ, sống lâu năm.
Phong lữ được trồng nhiều trong chậu và container ở hầu khắp các nước Hoa Kỳ. Sau này du nhập vào các quốc gia có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong đó có Việt Nam.
Đặc điểm hình thái
Cây thiên trúc quỳ cao chừng 20 đến 50cm, thân thẳng đứng, phân thành nhiều nhánh. Thân cây tròn, bề mặt có nhiều lông tơ bao quanh. Cành lá mọc xum xuê, um tùm.
Lá thiên trúc quỳ tròn to, có màu xanh đậm, mềm mại, bề mặt lá có lông dày nhám tránh được côn trùng tấn công. Hoa phong lữ mọc thành chùm, trên đỉnh mỗi nhánh. Màu sắc hoa phong phú xanh, đỏ, vàng, tím, sẫm,…sặc sỡ tạo điểm nhấn mạnh mẽ cho không gian.
Hoa có 5 cánh mềm mại, nở rộ nhất là vào mùa xuân, thời gian nở được 1 tuần đến nửa tháng, hương thơm ngan ngát, khá quyến rũ. Sau khi hoa tàn thì sẽ kết thành trái. Phong lữ ưa nắng nhẹ, khả năng thích nghi cao nên dễ trồng, dễ chăm sóc.
>>> Có thể bạn quan tâm: Hoa Ngọc Thảo – Đặc điểm, ý nghĩa & Cách chăm sóc từ A – Z
Ý nghĩa độc đáo của cây phong lữ trong cuộc sống
Ý nghĩa của thiên trúc quỳ trong cuộc sống
Sở dĩ loài hoa này có tên là phong lữ là bởi truyền thuyết về việc đấng tiên tri người Ả rập – Mohamad phơi áo của mình trên một luống hoa cẩm quỳ. Những bông hoa đó lập tức đỏ rực, sáng bừng lên vì hãnh diện. Chúng không bao giờ bị mất đi màu hoa đỏ đó nên được gọi là phong lữ thảo.
Do đó, thiên trúc quỳ được dùng làm quà tặng nhằm cổ vũ, động viên tinh thần để người nhận hoa vững vàng tiến về phía trước. Loài hoa này cũng xuất hiện trong đám cưới của các nước Châu Âu với mong muốn chú rể cô dâu sẽ hạnh phúc, bên nhau suốt đời.
Thiên trúc quỳ lại có những ý nghĩa khác nhau theo màu hoa
Tuy vậy, mỗi màu hoa của phong lữ lại mang một ý nghĩa khác nhau, có cả sự u sầu và bi thương. Cụ thể:
- Thiên trúc quỳ hoa đỏ: Là sự vỗ về, an ủi, sắc đỏ của phong lữ đại diện cho ngọn lửa ấm áp, mang lại hạnh phúc và bình yên.
- Hoa phong lữ màu tím: Thể hiện tình yêu chung thủy, sắt son, một lòng với người mình yêu. Đôi khi cũng là tình yêu đơn phương, không được đền đáp, chính là nỗi buồn và sự bi thương.
- Phong lữ hoa sẫm: Mang đến cảm giác của sự u sầu, trắc trở, đau thương trong cuộc sống.
- Thiên trúc quỳ hoa trắng: Vẻ đẹp của sự tinh khôi, trong sáng, thuần khiết của người con gái khiến người người yêu mến.
- Phong lữ hồng: Tượng trưng cho sự lãng mạn, ngọt ngào trong tình yêu. Trong tình bạn, phong lữ hồng là sự chân thành, gắn bó.
- Thiên trúc quỳ màu lá sồi: Biểu tượng của tình bạn gắn kết, thắm thiết mãi không xa rời.
Một số công dụng bất ngờ của phong lữ thảo
Cây hoa phong lữ với màu sắc sặc sỡ cùng hương thơm ngan ngát mê đắm lòng người, chúng có rất nhiều công dụng bất ngờ:
Trồng làm cảnh để trang trí
Những bông phong lữ rực rỡ sắc màu lại có cả hương thơm nên rất nhiều gia đình trồng chúng trong vườn nhà để được ngắm mỗi ngày. Ngoài ra, phong lữ cũng được trồng nhiều trong các bệnh viện, công viên, trường học, khách sạn, resort,…để làm đẹp và tạo điểm nhấn cho cảnh quan.
Phong lữ được dùng để chiết xuất tinh dầu
Cây phong lữ thảo được sử dụng để chiết tách lấy tinh dầu phục vụ nhu cầu làm đẹp và điều trị bệnh. Một số sản phẩm có được từ tinh dầu phong lữ có thể kể đến như: nước hoa, hương liệu, mỹ phẩm, dầu bôi da,…
Do đó, tinh dầu hoa phong lữ thảo có những công dụng sau:
- Giảm đau đầu và stress: Dầu của thiên trúc quỳ có thể đối phó với stress, trầm cảm và giảm nhẹ các chứng bệnh liên quan đến hoocmon.
- Bôi dầu phong lữ giúp giảm đau cơ, đau lưng, đau đầu gối.
- Tinh dầu từ lá của thiên trúc quỳ được dùng làm nước hoa, giúp trì hoãn nếp nhăn và ngăn ngừa da khô cho những phụ nữ trong thai kỳ.
Thiên trúc quỳ có thể đuổi muỗi
Phong lữ còn được biết đến là loài cây đuổi muỗi, chống muỗi. Những vết chích của muỗi gây ngứa ngáy, khó chịu có thể được xoa dịu bởi tinh dầu chiết xuất từ loài hoa này.
Vì vậy, nếu bạn muốn đuổi muỗi mà không cần dùng đến các hóa chất độc hại như hương muỗi, thuốc xịt muỗi,…thì hãy trồng vài chậu thiên thảo xung quanh nhà. Cách đuổi muỗi này vừa hiệu quả vừa an toàn cho sức khỏe.
Tặng thiên trúc quỳ – một món quà cực kỳ ý nghĩa
Tặng cho nhau những chậu thiên trúc quỳ trong các dịp lễ đặc biệt, khai trương, sinh nhật, khánh thành, đám cưới,…được xem là món quà vô cùng ý nghĩa. Bởi phong lữ mang ý nghĩa tuyệt vời trong cuộc sống và theo từng màu sắc của hoa.
Sấy khô phong lữ làm trà
Việc ngắm phong lữ mỗi ngày khiến tinh thần thêm thoải mái, giảm được mệt mỏi, căng thẳng. Bạn có thể thưởng thức trà phong lữ được sấy khô từ các lá của cây cũng rất tốt cho sức khỏe và tinh thần.
Với vô vàn công dụng và ý nghĩa phong phú, Vườn Mặt Trời tin chắc rằng bạn đã đang rất nóng lòng để trồng ngay vài chậu phong lữ cho mình. Vậy thì hãy ghi nhớ cách trồng hoa phong lữ và cách chăm sóc hoa phong lữ mà chúng tôi chia sẻ bên dưới nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm: Hoa Thanh Liễu – Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc từ A – Z
Cách trồng hoa phong lữ cực đơn giản
Lựa chọn loại phong lữ để trồng
Phong lữ chia thành 2 dạng là: phong lữ rủ và phong lữ đứng. Phong lữ đứng thì các cành vươn thẳng lên cao, trồng lâu thân dần hóa gỗ nên thường được trồng vào chậu cảnh.
Còn phong lữ rủ thì lá và những chùm hoa sẽ mọc tỏa tròn xung quanh mặt chậu. Sau đó rủ xuống rất duyên dáng và mềm mại. Loại này thường được trồng trong các giỏ treo ngoài ban công, trước hiên nhà,…
Màu sắc hoa của cả 2 loại thì đều đa dạng, có hoa đơn và hoa kép. Bạn thích trồng cây phong lữ loại nào thì mua giống loại đó.
Phương pháp nhân giống thiên trúc quỳ
Thiên trúc quỳ có thể được trồng bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành. Mỗi phương pháp nhân giống thiên trúc quỳ lại có ưu, nhược điểm riêng. Cụ thể:
- Gieo hạt giống cây phong lữ
Bạn cần chọn hạt giống phong lữ chất lượng từ địa chỉ cung ứng uy tín như Vườn Mặt Trời để đảm bảo hạt giống không bị sâu bệnh và tỷ lệ nảy mầm cao. Cách trồng phong lữ này khá mất thời gian và công sức.
Bạn cần chuẩn bị đất ươm hạt cẩn thận. Đất phải có nhiều mùn, tơi xốp, giàu dinh dưỡng và khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể trộn giá thể trồng hoa theo công thức: xơ dừa, đất mùn, vỏ trấu tỷ lệ bằng nhau, đánh luống, đục lỗ để gieo hạt.
Sau khi chuẩn bị đất xong, bạn gieo hạt giống phong lữ và lấp đất lại. Khoảng cách giữa các luống là 2cm, các hạt giống cách nhau 5cm. Tưới nước để dưỡng ẩm cho hạt. Bạn không nên tưới đẫm, mạnh mà chỉ ở dạng phun sương và cần ủ nilon.
Hạt giống sẽ nảy mầm trong khoảng 4 đến 6 ngày tiếp theo. Và bạn cần chú ý giữ ẩm cho hạt trong thời gian này. Khi cây con ra được 3 đến 5 lá, bạn có thể bứng cây con ra trồng ở chậu riêng và tiến hành chăm sóc.
Cây giống còn non nớt nên bạn cần trồng ở những vị trí có bóng râm hoặc mái che, chú ý giữ ẩm cho cây non.
- Giâm cành thiên trúc quỳ
Bạn có thể giâm cành phong lữ vào đất và nước đều có thể nhân giống cây thành công. Bạn chỉ cần chọn cành giâm bánh tẻ, khỏe mạnh, cắt cành chừng 10cm rồi đem nhúng vào dung dịch kích rễ.
- Trồng phong lữ thảo bằng cách giâm cành
Nếu bạn giâm cành phong lữ vào đất thì lá và cành sẽ phát triển nhanh hơn. Còn nếu giâm cành vào nước thì phần rễ của phong lữ sẽ dài rất nhanh, đồng nghĩa lá và cành sẽ phát triển chậm lại.
Với phương pháp giâm cành, trong điều kiện nhiệt độ ấm áp thì chỉ 3 tuần cây đã cho hoa. Còn nếu thời tiết lạnh thì phải 2 tháng sau mới đơm hoa.
Chăm sóc hoa phong lữ không hề khó
Trong quá trình chăm sóc cây phong lữ, bạn nên chú ý một số điều sau:
- Bạn chỉ cần tưới cho chậu thiên trúc quỳ 2 ngày 1 lần hoặc 4 – 6 lần/tuần. Vào mùa mưa, lạnh bạn nên giảm lượng nước tránh cây bị úng rễ.
- Phong lữ ưa ánh sáng bán phần nên bạn có thể trồng hoa ở dưới tán cây hoặc mái che để cây vừa đủ ánh sáng quang hợp, vừa không bị thiêu đốt bởi ánh nắng mặt trời gay gắt.
- Bạn cần bón phân cho phong lữ, có thể dùng phân hữu cơ hoặc NPK để cây có đủ dưỡng chất phát triển. Để hoa nở nhiều, rực rỡ, cây khỏe mạnh bạn nên bón phân 3 tuần/lần.
- Để cây ra nhiều hoa hơn thì những cành hoa tàn bạn nên cắt hết. Đồng thời cắt tỉa luôn lá vàng, lá úa để cây khỏe mạnh và ra đợt hoa mới.
- Bạn nên thường xuyên cắt tỉa các lá già, không để cây ở môi trường ẩm thấp thì không cần lo vấn đề sâu bệnh hay nấm hại cây.
Và đó là toàn bộ cách trồng và chăm sóc hoa phong lữ. Nếu đã sẵn sàng để thiết kế một vườn phong lữ rực rỡ sắc hương thì đừng tốn công tìm kiếm “hoa phong lữ mua ở đâu nữa” mà hãy liên hệ ngay với Vườn Mặt Trời.
Chúng tôi là đơn vị bán cây hoa phong lữ, chuyên cung cấp các loại cây cảnh, hạt giống cây cảnh chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cạnh tranh nhất Hà Nội. Dù bạn tìm kiếm hạt giống phong lữ hay cây phong lữ thảo đã ra hoa thì Vườn Mặt Trời đều sẵn sàng đáp ứng.
Nếu cần đặt hàng hoặc thắc mắc thêm về hoa phong lữ hay các loại cây hoa cảnh khác, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số hotline hiển thị trên web: để nhận tư vấn trực tiếp từ chuyên gia, tư vấn viên của Vườn Mặt Trời.
Tôi là chuyên gia về các sản phẩm nông nghiệp như cây cảnh, hoa tươi, thực phẩm sạch và hạt giống cây trồng. Với kinh nghiệm 10 năm chăm sóc cây trồng, hãy gọi ngay cho tôi theo số điện thoại 0963999594 để được tư vấn ngay 24/7.