Cây lan đô la – Cái tên nghe lạ lạ hay hay cùng vẻ đẹp dịu dàng và ý nghĩa sâu sắc trong phong thủy và cuộc sống nên ngày càng có nhiều người trồng để làm đẹp cho không gian sống. Nếu bạn cũng muốn ngắm “đô la” mỗi ngày thì cùng Vườn Mặt Trời tìm hiểu: Cây đô la hợp mệnh gì? Công dụng và ý nghĩa cây đô la? Cách trồng và cách chăm sóc cây đô la như thế nào cho đúng kỹ thuật nhé!
Tổng quan về nguồn gốc và đặc điểm của cây lan đô la
Vì sao lại gọi là cây đô la?
Cây đô la còn có tên gọi khác là cây lan đô la, có tên khoa học là Dischidia Milnei, tên gọi trong tiếng anh là Lan dollar tree, thuộc họ Phong Lan (Orchid).
Lan đô la có nguồn gốc xuất xứ từ Châu Âu và dần lan rộng ra nhiều nước nhờ sự đa dụng.
“Đô la” cũng đã có mặt tại Việt Nam được khá lâu và thường được trồng trong các chậu nhỏ để làm cảnh. Tuy thân mềm rủ xuống nhưng lại mang vẻ đẹp mạnh mẽ khi khoác lên mình sắc xanh của hi vọng, của nhựa sống căng tràn.
Sở dĩ lan đô la có tên gọi như vậy có lẽ là bởi những chiếc lá của cây khá nhỏ, hình tròn xinh xinh khiến người ta liên tưởng đến những đồng tiền xu. Cho nên mới đặt cho giống cây leo này cái tên mỹ miều là cây đôla.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cây Bảy Sắc Cầu Vồng – Đặc điểm, Cách chăm sóc & Giá bán
Đặc điểm nổi bật của cây lan đô la
Chỉ cần nhìn vào những đặc điểm dưới đây, bạn dễ dàng nhận ra đó chính là cây đôla nức tiếng:
- Hình dáng bên ngoài của thân đôla
Lan đô la nhỏ và mảnh dẻ, thuộc dạng thân leo xanh bóng mượt . Nếu treo chậu cây lên cao, phần thân mềm rủ xuống nhìn như chiếc rèm tự nhiên vô cùng mềm mại và đẹp mắt. Chiều dài ước tính của thân lan đô la khoảng 1m đến 5m, nếu để cây leo tự nhiên.
- Đặc điểm lá của lan đô la
Lan đô la có những chiếc lá hình bầu dục hoặc hình tròn, chúng mọc đối xứng nhau, phiến lá dày và rất mọng nước. Nếu được trồng dưới bóng mát thì lá lan đô la sẽ có màu xanh lục còn trồng ngoài trời có nhiều nắng thì màu lá đậm hơn.
- Lá la đô la dày và mọng nước
Lá của “đô la” mọc ra từ các đốt, khoảng cách mỗi đốt là 5 – 7cm, rễ cây cũng mọc ra từ những đốt trên thân. Vậy cây đô la có hoa không?
- Đặc điểm về hoa đô la
Cây lan đô la có tuổi thọ khá dài. Nhưng trên thực tế, giống cây này không nở hoa mà trong suốt vòng đời của mình chúng chỉ nuôi thân và lá.
Cây đô la có tác dụng gì?
Lan đô la tuy mảnh mai, xinh xắn nhưng lại có rất nhiều công dụng, có thể kể đến như:
Trồng làm cảnh
Những người yêu thích cây cảnh chắc chắn sẽ không bỏ qua vẻ đẹp dịu dàng mà đầy sức sống của “đô la”. Họ có thể trồng “đô la” vào bát hoa, gáo dừa, thậm chí tận dụng vỏ chai, vỏ sò,…cây đều sống được. Ngắm nhìn màu xanh mát mắt của lan đô la mỗi ngày tinh thần đều sẽ lạc quan, vui vẻ.
Tăng tính thẩm mỹ
Lan đô la được trồng vào các giỏ treo bằng nhựa xinh xắn hoặc đan bằng tre,…treo ngoài ban công, trước hiên nhà, hành lang, tầng thượng, quán cà phê, chòi nghỉ mát ven hồ,…Không chỉ tạo không gian xanh mát mà vẻ đẹp và sự mềm mại của “đô la” còn giúp tăng đáng kể giá trị thẩm mỹ.
Thanh lọc không khí
Ngoài ra, cây đôla còn được trồng vào các loại ca, cốc có hình thù con vật đáng yêu, ngộ nghĩnh hoặc các chậu sứ có đĩa lót để đặt trong phòng khách, phòng làm việc, góc học tập, phòng ăn,…Bởi “đô la” có khả năng thanh lọc không khí, bụi bẩn, loại bỏ ẩm mốc, vi khuẩn giúp cải thiện sức khỏe của trẻ nhỏ và người già.
Ý nghĩa tuyệt vời của lan đô la trong phong thủy và cuộc sống
Không phải ngẫu nhiên ngày càng có nhiều người tìm kiếm và quyết trồng cho bằng được một vài chậu lan đô la. Đó là bởi:
Lan đô la mang ý nghĩa tuyệt vời trong cuộc sống
Quan sát kỹ chậu lan đô la bạn sẽ thấy dù các thân rủ xuống nhưng chúng lại quấn lấy nhau một cách chặt chẽ. Đây chính là biểu tượng của sự đoàn kết, sự gắn bó keo sơn.
Nếu trồng “đô la” trong nhà thì đây chính là tình cảm khăng khít bền chặt giữa các thành viên trong gia đình. Dùng lan đô la làm quà tặng cho bạn bè, người thân, người yêu,…đó lại là thông điệp của sự chân thành, tinh thần đoàn kết và sự gắn bó mãi mãi.
Cây đôla ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc trong phong thủy
“Đô la” không chỉ mang đến sự mới mẻ, hài hòa, sự bình yên cho không gian sống mà trong phong thủy loài cây này đại diện cho sự giàu sang, phú quý, tiền tài. Bởi “cái tên đã nói lên tất cả” ý nghĩa này.
Do đó, nhiều gia chủ trồng “đô la” với mong muốn làm ăn thuận lợi, xuôi chèo mát mái, có được nhiều may mắn và tài lộc. Vậy thì với ý nghĩa tuyệt vời như trên thì cây lan đô la sẽ hợp với mệnh nào và không hợp với mệnh nào?
Cây đô la hợp mệnh gì bạn có biết?
Cây đôla hợp mệnh Mộc
Cả thân và lá của lan đô la đều có màu xanh lá cây hoặc xanh lục. Mà theo thuyết ngũ hành thì màu xanh lá cây chính là màu sắc đại diện của mệnh Mộc. Cho nên những người mệnh Mộc trồng cây đôla sẽ cực kỳ tốt.
Màu xanh của “đô la” giống như màu của thiên nhiên, tượng trưng cho mùa xuân, hy vọng, sự tươi mới, tăng trưởng mạnh mẽ,… Chắc chắn sẽ giúp người mệnh Mộc có được sức khỏe tốt và một sự khởi đầu mới may mắn, thuận lợi.
Cây lan đô la hợp mệnh Hỏa, không hợp mệnh Thổ
Sở dĩ nói như vậy là bởi theo quy luật tương sinh – tương khắc trong ngũ hành thì Mộc sinh Hỏa, Mộc khắc Thổ. Vì vậy, những người mệnh Hỏa cũng rất thích hợp trồng lan đôla nhưng người mệnh Thổ thì không.
Vì Mộc sinh Hỏa nên màu xanh của lan đô la sẽ giúp người mệnh Hỏa cân bằng cuộc sống, đẩy lùi lo lắng, có được sự hài hòa, thư thái trong tâm hồn để làm gì cũng thuận lợi. Còn Mộc khắc Thổ nên màu xanh của “đôla” sẽ chỉ khiến người mệnh Thổ kém may mắn hơn trong mọi việc.
Cách trồng cây đô la đúng kỹ thuật
Chuẩn bị sẵn những thứ cần thiết cho việc nhân giống “đô la”
- Đất trồng
Chọn đất thoáng khí, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt để tránh cây bị ngập úng. Bạn có thể trộn theo hướng dẫn này để có đất trồng tốt nhất: đất thịt tơi xốp – vỏ trấu mục – xơ dừa mục – gỗ mục – phân hữu cơ. Nếu không có thời gian bạn liên hệ với Vườn Mặt Trời để có đất trồng lan đô la chuẩn nhất.
- Dụng cụ trồng
Bạn có thể mua chậu nhựa, giỏ treo nhựa, tận dụng vỏ chai, các khay chậu đã cũ, sọ dừa, vỏ sò, các loại cốc, bát đáng yêu,…Bạn có thể phun sơn và trang trí thêm để dụng cụ trồng đẹp mắt, sinh động. Nhưng không được quên đục lỗ dưới đáy để thoát nước cho cây.
Cách nhân giống lan đô la
Lan đô la được nhân giống bằng cách tách bụi hoặc giâm cành. Chỉ sau một thời gian ngắn là chúng sẽ phát triển thành một bụi độc lập. Nếu bạn tách bụi thì cần chọn những con khỏe mạnh, không sâu bệnh. Còn nếu giâm cành thì phải chọn được cành già, đã có rễ sẵn.
Nếu bạn nhân giống theo kiểu tách bụi thì cần dứt khoát tách cây con khỏi cây mẹ và trồng như những cây độc lập khác. Sau đó tưới nước và chăm sóc cho cây như bình thường.
Còn nếu giâm cành bạn hãy để phần gốc cây và thân cây nằm ngang, lấp đất qua phần mép trên của thân cây. Bạn chỉ cần chú ý giữ ẩm vừa phải là cây con sẽ mọc lên rất nhanh. Khi cây giống đã mọc, bạn bắt đầu chuyển sang giai đoạn chăm sóc cho chậu lan đô la thực thụ.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cây Sò Huyết có tác dụng gì? Cách trồng và chăm sóc từ A – Z
Chăm sóc lan đô la đúng cách giúp tăng tuổi thọ cho cây
Chăm sóc cho cây lan đô la không cần bỏ quá nhiều công sức nhưng cũng cần bạn dành chút thời gian quan sát cây mỗi ngày. Những yếu tố bạn phải chú ý trong quá trình chăm sóc “đô la” bao gồm:
Ánh sáng
Đô la ưa ánh sáng kiểu bán phần nên bạn chỉ nên treo chậu cây ở những vị trí có ánh sáng vừa phải hoặc có lưới che. Nếu trồng lan đô la trong nhà thì bạn vẫn phải đưa cây ra ngoài ít nhất 1 lần vào buổi sáng để quang hợp.
Nhiệt độ
Lan đô la ưa mát nên nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển là từ 18 đến 27 độ C. Cho nên bạn dễ dàng trồng “đô la” xanh tốt kể cả trong môi trường điều hòa. Nhưng vẫn phải nhớ cho “đô la” ra ngoài tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên để quang hợp.
Độ ẩm và lượng nước
Độ ẩm trung bình từ 50 đến 70% khá lý tưởng dành cho loài cây này. Vê lượng nước thì thân và lá của lan đô la đều rất mọng nước nhưng giống cây này lại không hề ưa nước.
Chúng chịu úng kém nhưng chịu hạn cực tốt. Vì thế lượng nước cung cấp cho cây mỗi ngày ở mức vừa phải. Nếu cây được trồng trong môi trường máy lạnh thì bạn đừng tưới nước lên lá cây.
Bón phân
Nếu quan sát thấy cây đang xanh tốt mà dần dần lá chuyển sang vàng thì tức là cây đang bị thiếu dưỡng chất. Bạn có thể tưới hoặc bón bột đỗ tương nghiền nhỏ, vùi đất lên rồi tưới cho chậu cây là được.
Bạn có thể dùng thêm thuốc kiềm sinh tưởng, tưới mỗi năm 3 lần để tránh “đô la” phát triển quá nhanh. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm phân chậm tan để rễ cây ăn dần.
Điều trị sâu bệnh
Nếu bạn quan sát thấy cây có biểu hiện vàng lá, trên thân và lá có xuất hiện các nốt đen hoặc đốm nhỏ thì cần cắt bỏ các phần của cây đã bị nhiễm bệnh tránh để lây lan. Đồng thời thường xuyên cắt tỉa lá xung quanh gốc để tạo độ thông thoáng, giảm sâu bệnh.
Cây đô la dễ trồng cũng rất dễ chăm sóc, lại ẩn chứa ý nghĩa tốt đẹp trong cả phong thủy và cuộc sống. Nên dù bận bịu thế nào bạn cũng dành thời gian cho loài cây tuyệt vời này, tránh để cây bị héo hoặc chết. Có như vậy thì may mắn, tài lộc, sự giàu có mà “đô la” mang đến mới không biến mất.
Review Cây Đô La
Chưa có đánh giá nào.