Bạn thường xuyên nhìn thấy cây chuông vàng ở công viên, sân trường học, trên các con đường, trong khu biệt thự nhà vườn,…Bạn cũng đang muốn trồng cây này? Vậy thì hãy cùng Vườn Mặt Trời tìm hiểu trước xem chuông vàng có mấy loại, ý nghĩa phong thủy có tốt không? Giá cây chuông vàng bao nhiêu? Trồng và chăm sóc chuông vàng có khó không đã nhé!
Giới thiệu cây chuông vàng
Cây chuông vàng hay còn gọi là cây chuông, cây hoa chuông, cây hoàng yến chuông vàng hay cây huỳnh liên. Đây là cây công trình không chỉ cho bóng mát mà còn nở ra những chùm hoa có màu vàng rực rỡ, vô cùng đẹp mắt. Bạn sẽ không thể nào cưỡng lại được sức hút từ hoa chuông vàng.
Cây hoàng yến chuông vàng có tên khoa học là Tabebuia argentea, thuộc họ Bignoniaceae, tên tiếng Anh là Trumpet tree, Yellow Tabebuia, Caribbean. Trong Tiếng Việt họ của cây hoa chuông có các tên gọi khác như: họ Đinh, họ chùm ớt, họ Quao hay họ Núc nác, cùng họ với cây chuông đỏ.
Cây chuông có nguồn gốc từ các nước Nam Mỹ, phổ biến nhất là ở Suriname, Bolivia, Peru, Brazil, Paraguay và ở miền bắc của Argentina. Khi du nhập vào Việt Nam, Huỳnh Liên được trồng nhiều ở các tỉnh thành phố phía Nam nước ta.
Loài cây này thường được chọn để trồng ở những nơi như: công trình đường bộ, ở khuôn viên trường học, nhà máy, ngoài công viên, vỉa hè, điểm xanh, khu biệt thự,…Hoặc được trồng trong chậu làm tiểu cảnh nhưng rất ít.
Màu vàng của từng chùm hoa chuông vàng luôn mang đến cảm giác tươi mới, vui nhộn khiến nơi nào có cây chuông đều như “bừng sáng”, lung linh và rực rỡ.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cây Cúc Tần Ấn Độ – Đặc điểm, cách trồng & giá bán từ A – Z
Đặc điểm của cây hoa chuông
Đặc điểm hình thái của cây chuông vàng:
- Chiều cao cây: Dao động phổ biến từ 5 – 8m. Nếu trồng dưới đất, được chăm sóc tốt thì chiều cao của cây có thể đạt đến 15m.
- Vỏ cây nhám, hơi sần màu xám, xuất hiện nhiều lằn sọc rõ rệt trên thân cây khi trưởng thành. Cành cây nhiều nhánh nhưng cành và nhánh đều rất giòn và dễ gãy.
- Hình dáng lá: Lá cây chuông thuộc dạng lá kép chân vịt, thường mọc thành từng cụm ở ngay đầu cành. Phiến lá bóng trơn tru, đầu lá bầu, mép nguyên, có màu xanh bạc. Chiều dài lá khoảng 5 đến 8cm.
- Hình dáng và màu sắc hoa: Đúng như tên gọi, cây hoa chuông có hoa hình những chiếc chuông, mọc thành chùm trên từng cành nhỏ, hoa chỉ có màu vàng tươi rực rỡ.
- Khi cây ra hoa, lá thường rụng hết để lại từng chùm hoa. Sắc vàng của hoa bao phủ toàn bộ cây, sáng rực cả một vùng trời. Thời gian hoa chuông nở rộ nhất là từ tháng 3 đến tháng 5.
- Quả của cây hoàng yến chuông vàng có hình dạng nang thon, chiều dài chừng 10cm.
Đó là đặc điểm về hình thái của cây chuông màu vàng. Vậy cây chuông có mấy loại, cây hoa chuông vàng có độc không?
Cây chuông vàng có mấy loại, chúng có độc không?
Cây chuông vàng có mấy loại?
Cây hoàng yến chuông vàng có 2 loại. Loại thứ nhất có được do giâm cành. Còn loại thứ 2 do ươm bằng hạt. Khi cây còn nhỏ rất non yếu, chỉ cần bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hay phải chịu cái rét của mùa đông đều rất dễ chết.
Tuy nhiên, nếu đã sống sót vượt qua, cây chuông lại có tốc độ sinh trưởng và phát triển khá nhanh. Chúng rất ưa sáng. Nhờ có bộ rễ khỏe, lan nhanh giúp cây hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng và phân bón từ đất. Rễ cây còn giúp đất màu mỡ hơn, tơi xốp hơn và ít sâu bệnh hại.
Hoa của cây hoàng yến chuông vàng có độc không?
Như đã chia sẻ, đến mùa hoa nở, lá của cây chuông sẽ rụng hết, trên cây chỉ còn lại những chùm hoa vàng rực, tuyệt đẹp. Nhưng nhiều người tỏ ra lo ngại vẻ đẹp sặc sỡ ấy vì họ cho rằng hoa của cây chuông có độc. Vậy thực tế “cây hoa chuông vàng có độc không?”.
Vườn Mặt Trời khẳng định: Hoa của cây hoàng yến chuông vàng không hề có độc. Từng chùm hoa chuông sắc vàng chỉ tỏa ra hương thơm nhè nhẹ, rất thoải mái. Thậm chí hít hà hương thơm của hoa chuông mỗi ngày bạn còn giảm bớt được căng thẳng.
Nhiều người bị ngộ độc có thể là do nhầm lẫn giữa hoa của chuông vàng với một giống cây nào khác. Hoặc 1 phần nữa là do bị dị ứng với phấn hoa. Cho nên bạn hoàn toàn yên tâm khi trồng huỳnh liên làm cây cảnh chơi tết hay trồng trong khuôn viên vườn nhà mình.
Công dụng và ý nghĩa của cây chuông vàng trong phong thủy
Công dụng của cây hoàng yến chuông vàng
- Tạo cảnh quan môi trường đẹp
Chuông vàng thân thẳng, xòe tán rộng, ra hoa đẹp, có khả năng thanh lọc không khí cực tốt. Nên cây chuông thường được trồng ở khắp các con đường, công viên, nhà máy, trường học,…vừa để lấy bóng mát, vừa để tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp.
- Giảm căng thẳng, sốc lại tinh thần
Chỉ cần được nhìn ngắm những chùm hoa chuông nở rộ, vàng rực cả vùng trời ấy bạn sẽ không còn cảm thấy chán nản. Tinh thần dường như được tiếp thêm một nguồn động lực mạnh mẽ. Nếu đứng dưới gốc cây chuông hít thở thật sâu bạn sẽ không còn cảm thấy căng thẳng hay lo lắng.
- Dùng để làm thuốc
Không ít người tỏ ra bất ngờ khi biết hoa huỳnh liên có thể được dùng để bào chế thuốc điều trị bệnh. Thực tế một số bộ phận của cây chuông thực sự có tác dụng chữa bệnh. Chẳng hạn, lấy rễ cây chuông giã với muối, đem chưng lên uống sẽ giảm sốt.
Người Ấn độ còn dùng rễ cây này làm thuốc trị nọc độc, trị bò cạp đốt, diệt chuột,…Ngoài ra, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng mùi hương của hoa chuông vàng có khả năng thôi miên. Vì trong hoa này chứa chất gây ảo giác có tên scopolamine.
Nhưng bạn đừng vội lo lắng, chỉ khi không may ăn hoặc uống phải nước ép hoa này thì mới rơi vào tình trạng vô thức. Còn nếu chỉ dừng lại ở việc ngắm nhìn, thưởng thức hương hoa hoàng yến chuông vàng thì không vấn đề gì.
Do đó, hoa của cây chuông mới được ứng dụng để bào chế ra các loại thuốc giảm đau, trị hen suyễn, chống say tàu xe,…Chỉ 1 lượng nhỏ, được tình bằng miligam.
Ý nghĩa của cây chuông vàng trong phong thủy
Trong phong thủy, hoa chuông vàng tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng, và giàu có. Nên nhiều người trồng hoàng yến chuông vàng trong nhà với niềm tin rằng cây sẽ mang đến sự phát triển không ngừng, tài lộc cho gia chủ.
Cây hoàng yến chuông vàng không hề kén “chủ nhâ”, bạn tuổi gì cũng có thể trồng cây này trong nhà. Nhưng theo quan niệm tương sinh trong thuyết ngũ hành thì người mệnh Kim thích hợp trồng huỳnh liên nhất. Vì mệnh Kim hợp màu vàng hơn cả.
Người mệnh Kim trồng hoa chuông vàng trong nhà trước hết là làm sạch không khí, giúp con người vui vẻ, khỏe khoắn mỗi ngày. Sau nữa là tạo nguồn sinh khí tốt, giảm bớt sự ảm đạm, xua tan vận xui, giúp người mệnh Kim thăng tiến trong công việc, cuộc sống.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cây Đại Tướng Quân chữa bệnh gì? Đặc điểm, phân loại & Giá bán
Cách trồng và chăm sóc cây hoàng yến chuông vàng
Cách trồng cây chuông vàng
Giá cây chuông vàng đã ra hoa khá cao nên để tiết kiệm chi phí bạn nên chọn loại cây giống vẫn còn trồng trong bầu, chiều cao dưới 1m, trồng sau 2 năm cũng sẽ cho hoa. Kỹ thuật trồng chuông vàng như sau:
- Trước khi tiến hành trồng cây huỳnh liên, bạn cần đào sẵn hố trồng trước 1 tuần để đất trồng có thời gian nghỉ.
- Chuẩn bị giá thể trồng cây chuông bao gồm hỗn hợp: bùn than có xơ dừa, đất mùn, do trấu và phân xanh. Việc này giúp giảm bớt độ phèn chua của đất, phân bón giúp cây phát triển nhanh hơn.
- Tiếp đến bạn dùng quốc đào đất sao cho vừa đủ để đặt bầu cây con vào hố. Cẩn thận gỡ bầu cây, tránh để đất trong bầu rơi nhiều khiến cây con bị đứt rễ.
- Chú ý đặt miệng bầu cây con ngang miệng hố trồng, nén chặt đất xung quanh và lấp đất bằng với mặt đất. Việc này vừa giúp cây con đứng vững chắc hơn vừa đảm bảo cây nhanh bám rễ vào đất.
Cách chăm sóc cây chuông vàng
Cách chăm sóc cây hoàng yến chuông vàng không quá phức tạp nhưng bạn cùng cần dành khá nhiều thời gian cho cây:
- Bạn cần chú ý lượng nước tưới cũng như lượng phân bón cho cây, không phải cứ nhiều là tốt. Bạn nên kết hợp phân NPK với phân chuồng hoai mục để cây phát triển mạnh nhất.
- Nhu cầu nước của cây chuông ở mức bình thường nên không cần tưới quá nhiều cho cây. Chỉ cần bạn tưới nhiều nước cho cây hơn một chút vào những hôm thời tiết nắng nóng. Thời điểm thích hợp là chiều tốt và sáng sớm.
- Khi cây còn nhỏ bạn chú ý che chắn nắng, mưa, gió, rét cho cây. Mưa nhiều giúp cây thoát nước, nắng quá thì giúp cây giữ ẩm. Bón phân định kỳ để cây có dưỡng chất phát triển.
- Khi cây chuẩn bị ra hoa, bạn nên tưới ít nước để cây rụng lá, ra hoa nhiều.
Tại sao cây chuông vàng không ra hoa?
Nhiều người thắc mắc vì sao đã thực hiện đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc nhưng cây chuông không ra hoa? Nếu vậy, bạn cần chú ý thêm vài điều nho nhỏ sau:
- Chuông vàng ưa ánh sáng nhưng không phải ánh nắng gay gắt. Nên nếu có thể bạn hãy trồng xen kẽ huỳnh liên với các cây xanh khác.
- Đất trồng cây chuông phải có độ tơi xốp, thoát nước cực tốt. Vì cây này không ưa nước quá và rất dễ bị thối rễ nếu úng nước quá lâu.
- Khi cây còn nhỏ, bạn tưới thêm NPK để cây có lực phát triển. Sau 1 năm, bạn chỉ cần bón NPK 3 tháng/lần. Để kích thích cây ra hoa sớm thì trước mùa hoa nở, bạn bón phân 1 tháng 1 lần.
- Bạn cũng cần chú ý tình trạng sâu bệnh ở cây chuông. Cây bị bệnh, kém phát triển thì khả năng ra hoa cũng khó khăn hơn.
Và đó là những điều mà bạn nên biết về cây chuông vàng nếu đang có ý định trồng loài cây này. Vườn Mặt Trời sẵn sàng cung cấp cây cảnh giống chuông vàng chất lượng cùng những tư vấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây chi tiết nhất.
Nếu bạn có nhu cầu, vui lòng liên hệ số hotline hiển thị trên web: https://vuonmattroi.com/ để nhận báo giá cây chuông vàng và tư vấn sớm nhất.
Review Cây Hoa Chuông Vàng
Chưa có đánh giá nào.